TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE CHO BỆNH NHÂN KHOA NGOẠI CT - CHỈNH HÌNH - BỎNG VÀ KHOA PHẪU THUẬT THẦN KINH LỒNG NGỰC
Nhằm nâng cao hiểu biết của người bệnh, người nhà người bệnh và phối hợp hiệu quả với nhân viên y tế trong quá trình điều trị chăm sóc, chiều ngày 13/10/2022, Bệnh viện tổ chức buổi truyền thông tư vấn giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân khoa Ngoại chấn thương – chỉnh hình – Bỏng và khoa Phẫu thuật thần kinh lồng ngực với chủ đề “Công tác chăm sóc người bệnh, chế độ dinh dưỡng và các bài tập phục hồi chức năng đối với bệnh nhân sau chấn thương”
Tại buổi truyền thông giáo dục sức khỏe, ĐDTK Lê Văn Tuấn và ĐDTK Nguyễn Thị Phương Thảo trao đổi rất cụ thể với các hình ảnh minh họa về cách chăm sóc người bệnh chấn thương. Trong đó, một số điểm lưu ý chính trong chăm sóc bệnh sau mổ:
- Trong 24h đầu:
+ Theo dõi sát dấu hiệu sinh tồn: mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở
+ Theo dõi tri giác, theo dõi nguy cơ chảy máu tại vết mổ, dịch dẫn lưu vào ra
- Sau 24h:
+ Bệnh nhân nền nằm đầu 30 độ, thay đổi tư thế nằm 2h/lần
+ Thay băng vết mổ đảm bảo qui trình, phát hiện các dấu hiệu nhiễm trùng
+ Chăm sóc nội khí quản, mở khí quản nếu có: Hút đờm dãi để đảm bảo thông khí hàng ngày. Thay băng mở khí quản hàng ngày khi cần
+ Chăm sóc thông dạ dày: Kiểm tra lượng dịch còn sau mỗi bữa ăn về số lượng màu sắc.
+ Một số nội dung chăm sóc khác: Theo dõi số lượng nước tiểu hàng ngày, màu sắc, kẹp sonde ngắt quãng tránh hội chứng bàng quang bé; các vịt trí loét do tỳ đè: xương chẩm, bả vai, vùng cụt, xương gót; vệ sinh thân thể, cho bệnh nhân nằm đệm nước, đệm hơi; Tập vận động sớm;…
- Trong 24h đầu:
+ Theo dõi sát dấu hiệu sinh tồn: mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở
+ Theo dõi tri giác, theo dõi nguy cơ chảy máu tại vết mổ, dịch dẫn lưu vào ra
- Sau 24h:
+ Bệnh nhân nền nằm đầu 30 độ, thay đổi tư thế nằm 2h/lần
+ Thay băng vết mổ đảm bảo qui trình, phát hiện các dấu hiệu nhiễm trùng
+ Chăm sóc nội khí quản, mở khí quản nếu có: Hút đờm dãi để đảm bảo thông khí hàng ngày. Thay băng mở khí quản hàng ngày khi cần
+ Chăm sóc thông dạ dày: Kiểm tra lượng dịch còn sau mỗi bữa ăn về số lượng màu sắc.
+ Một số nội dung chăm sóc khác: Theo dõi số lượng nước tiểu hàng ngày, màu sắc, kẹp sonde ngắt quãng tránh hội chứng bàng quang bé; các vịt trí loét do tỳ đè: xương chẩm, bả vai, vùng cụt, xương gót; vệ sinh thân thể, cho bệnh nhân nằm đệm nước, đệm hơi; Tập vận động sớm;…
Đối với bệnh nhân chấn thương, chế độ dinh dưỡng và việc tập phục hồi chức năng là rất cần thiết, báo cáo viên khoa Dinh dưỡng và khoa Phục hồi chức năng chia sẻ những điểm chính đến người bệnh, người nhà người bệnh như:
Dinh dưỡng bệnh bỏng | Dinh dưỡng bệnh chấn thương |
- Cho bệnh nhân ăn sớm, từ 4-36h sau khi bị bỏng. Nên chia nhỏ nhiều bữa: 5-6 bữa/ngày. - Năng lượng được tính dựa trên % diện tích bỏng. - Protein: 20-25% năng lượng tùy theo mức độ và giai đoạn của bỏng (VD: E: 2000Kcal, P: 100g) - Trẻ bỏng nặng: Protein có thể 3g/kg/ngày. - Lipid: 25-30% năng lượng. - Glucid: 50 – 55% năng lượng. - Bổ sung đầy đủ vitamin C, A, D, kẽm. |
- Với bệnh nhân có tổn thương sọ não cho ăn khi ổn định áp lực nội sọ và huyết áp. - Với trường hợp chấn thương khác nên nuôi dưỡng sớm bằng đường tiêu hóa. - Năng lượng: 25-30Kcal/kg/ngày. - Protein: 1,2 – 1,5g/kg/ngày (70-90g/ngày). - Chia nhiều bữa ăn trong ngày: 5-6 bữa/ngày. - Bổ sung Omega 3, Arginin, glutamin. |
KTV Nguyễn Văn Yên – Khoa Phục hồi chức năng cho biết: “Điều trị phục hồi chức năng cho bệnh nhân sau phẫu thuật, sau chấn thương là vấn đề khó vì những tổn thương của bệnh nhân sau phẫu thuật, sau chấn thương rất đa dạng và phức tạp. Sau gãy xương sẽ gây ra hiện tượng cứng khớp, teo cơ và giảm chức năng sinh hoạt do các khớp xương phải trải qua thời gian dài bất động bằng bột, dụng cụ chỉnh hình. Do đó PHCN sau chấn thương có vai trò quan trọng, giúp tăng tuần hoàn máu, tăng chuyển hóa, giãn cơ, giảm đau và sớm phục hồi chức năng vận động”. Một số phương pháp và kỹ thuật vật lý trị liệu phục hồi chức năng cho bệnh nhân gồm: Dùng nhiệt, Vận động trị liệu, Tập vận động khớp, Tập đi, Gia tăng cơ lực chi đau, Hoạt động trị liệu,…
Trao đổi tại buổi truyền thông GSSK, Đ/c Nguyễn Văn Dũng – Trưởng phòng Điều dưỡng, chia sẻ về quyền và nghĩa vụ của người bệnh khi điều trị tại Bệnh viện đồng thời tiếp thu các ý kiến đóng góp của người nhà người bệnh đối với công tác chăm sóc người bệnh, giao tiếp ứng xử của nhân viên y tế. Bệnh viện luôn chú trọng phát triển chuyên môn, đặt y đức làm đầu, lấy người bệnh làm trung tâm, rất mong người bệnh, người nhà người bệnh có thêm kiến thức, biết cách để tự chăm sóc bản thân và cùng hợp tác tích cực với nhân viên y tế để có chất lượng điều trị, chăm sóc tốt nhất.
Buổi truyền thông giáo dục sức khỏe với sự tham gia rất nhiệt tình của người nhà bệnh nhân và sự giải đáp ân cần, tận tình của các báo cáo viên. Chương trình truyền thông giáo dục sức khỏe giúp người nhà người bệnh khoa Ngoại chấn thương – chỉnh hình – Bỏng và khoa Phẫu thuật thần kinh lồng ngực được cung cấp những kiến thức cơ bản để thực hiện chăm sóc người bệnh, học tập được các bài tập phục hồi chức năng cho bệnh nhân ngoại khoa, từ đó góp phần giúp bệnh nhân hồi phục nhanh hơn, giảm thời gian và chi phí điều trị cho bệnh nhân.
Cũng tại buổi truyền thông GDSK, Phòng Công tác xã hội giới thiệu, ra mắt Tủ sách, báo miễn phí cho bệnh nhân. Đây là hoạt động mang ý nghĩa thiết thực và nhân văn sâu sắc, thể hiện sự quan tâm và trách nhiệm của xã hội đối với người bệnh. Giúp bệnh nhân và người nhà bệnh nhân có không gian đọc sách, báo thư giãn; đồng thời giúp nhân viên y tế và NNNB cân bằng tâm lý cho các bệnh nhân trong quá trình điều trị tại Bệnh viện; động viên khích lệ người bệnh có thêm sức mạnh và ý chí chiến đấu với bệnh tật.
Trong thời gian tới, Bệnh viện tiếp tục tổ chức các buổi truyền thông giáo dục sức khỏe và triển khai tủ đọc sách, báo miễn phí tại các khoa lâm sàng để nâng cao hơn nữa chất lượng khám chữa bệnh; cung cấp những kiến thức cơ bản, cần thiết về chăm sóc sức khỏe để người bệnh, người nhà người bệnh phối hợp, chủ động, cùng nhân viên y tế trong quá trình điều trị tại Bệnh viện với kết quả điều trị hiệu quả nhất./.
Buổi truyền thông giáo dục sức khỏe với sự tham gia rất nhiệt tình của người nhà bệnh nhân và sự giải đáp ân cần, tận tình của các báo cáo viên. Chương trình truyền thông giáo dục sức khỏe giúp người nhà người bệnh khoa Ngoại chấn thương – chỉnh hình – Bỏng và khoa Phẫu thuật thần kinh lồng ngực được cung cấp những kiến thức cơ bản để thực hiện chăm sóc người bệnh, học tập được các bài tập phục hồi chức năng cho bệnh nhân ngoại khoa, từ đó góp phần giúp bệnh nhân hồi phục nhanh hơn, giảm thời gian và chi phí điều trị cho bệnh nhân.
Cũng tại buổi truyền thông GDSK, Phòng Công tác xã hội giới thiệu, ra mắt Tủ sách, báo miễn phí cho bệnh nhân. Đây là hoạt động mang ý nghĩa thiết thực và nhân văn sâu sắc, thể hiện sự quan tâm và trách nhiệm của xã hội đối với người bệnh. Giúp bệnh nhân và người nhà bệnh nhân có không gian đọc sách, báo thư giãn; đồng thời giúp nhân viên y tế và NNNB cân bằng tâm lý cho các bệnh nhân trong quá trình điều trị tại Bệnh viện; động viên khích lệ người bệnh có thêm sức mạnh và ý chí chiến đấu với bệnh tật.
Trong thời gian tới, Bệnh viện tiếp tục tổ chức các buổi truyền thông giáo dục sức khỏe và triển khai tủ đọc sách, báo miễn phí tại các khoa lâm sàng để nâng cao hơn nữa chất lượng khám chữa bệnh; cung cấp những kiến thức cơ bản, cần thiết về chăm sóc sức khỏe để người bệnh, người nhà người bệnh phối hợp, chủ động, cùng nhân viên y tế trong quá trình điều trị tại Bệnh viện với kết quả điều trị hiệu quả nhất./.
Phạm Thị Thu Hà - Phòng CTXH