TẦM QUAN TRỌNG CỦA VỆ SINH TAY
Nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) hay còn gọi là nhiễm khuẩn liên quan tới chăm sóc y tế đang là vấn đề y tế toàn cầu do làm tăng tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ tử vong, kéo dài ngày nằm viện và tăng chi phí điều trị. NKBV thường do các chủng vi khuẩn đa kháng thuốc gây bệnh như: Tụ cầu vàng kháng methicilin, cầu khuẩn đường ruột kháng vancomycin, trực khuẩn gram âm sinh men β-lactamase phổ rộng.
Kiểm soát nhiễm khuẩn (KSNK) là việc áp dụng đồng bộ các biện pháp nhằm ngăn ngừa sự lan truyền các tác nhân gây nhiễm khuẩn trong thực hành khám bệnh, chữa bệnh (KBCB), là nội dung quan trọng nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh (NB) tại các cơ sở KBCB. Trong các biện pháp KSNK, vệ sinh tay (VST) từ lâu luôn được coi là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất, không chỉ trong chăm sóc NB mà ngay cả ở cộng đồng khi đang phải đối mặt với nhiều bệnh dịch nguy hiểm xảy ra trên diện rộng như dịch tả, cúm A (H5N1, H1N1), v.v.
Vệ sinh đôi tay là biện pháp quan trọng nhất trong việc phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện vì đôi bàn tay là phương tiện quan trọng làm lan truyền các tác nhân gây nhiễm khuấn đã được nghiên cứu rất nhiều và không còn là vấn đề tranh cãi. Kết quả nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng rửa tay nhiều khi vẫn chưa được thực hiện đúng cách, chủ yếu do bận hoặc bồn rửa tay không đủ.
Trên thế giới, nhiễm khuẩn bệnh viện có tỷ lệ mắc cao. Theo điều tra của Mỹ (1998 – 2001) 5-10% người bệnh nhập viện mắc phải nhiễm trùng bệnh viện: có 2 triệu người mắc trên một năm; Vì các trường hợp nhiễm trùng bệnh viện xảy ra ở khoa chăm sóc đặc biệt. Hằng năm có khoảng 90 nghìn người tử vong do nhiễm trùng bệnh viện; chi phí hàng năm tới 4,5 – 5,7 tỷ USD.
Theo số liệu điều tra của Tổ chức Y tế Thê giới tại 47 bệnh viện của 14 nước đại diện cho các khu vực khác nhau, tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện là 8,7%. Tại Việt Nam tỷ lệ NKBV chung ở NB nhập viện từ 5%-10% tùy theo đặc điểm và quy mô bệnh viện. Những bệnh viện tiếp nhận càng nhiều NB nặng, thực hiện càng nhiều thủ thuật xâm lấn (TTXL) thì nguy cơ mắc NKBV càng cao. Tỷ lệ NKBV có thể lên tới 20%-30% ở những khu vực có nguy cơ cao như Hồi sức tích cực, sơ sinh, ngoại khoa…
Vệ sinh bàn tay của nhân viên y tế là một trong những giải pháp hàng đầu được Tố chức Y tế Thế giới khuyến cáo nhằm tăng cường kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện và phòng ngừa các bệnh lây truyền cho người bệnh và nhân viên y tế trong quá trình cung cấp dịch vụ y tế.
Trên da tay thường có cả hai loại vi khuẩn: vi khuẩn thường trú và vi khuẩn vãng lai. Các vi khuẩn thường trú có độc tính thấp, ít khi gây nhiễm trùng qua các tiếp xúc thông thường, song chúng có thể gây độc tính qua các thủ thuật xâm lấn vào người bệnh. Các vi khuẩn vãng lai là những tác nhân gây nhiễm trùng bệnh viện phổ biến, thường tồn tại trên da không quá 28 tiếng. Chúng không có khả nâng nhân lên trên da và dễ bị loại bỏ bằng rửa tay với nước và xà phòng.
Trong quá trình chăm sóc và điều trị, đôi bàn tay của nhân viên y tế rất dễ bị ô nhiễm với các tác nhân gây bệnh. Mức độ ô nhiễm phụ thuộc vào loại thao tác và thời gian thực hiện thao tác trên người bệnh. Ví dụ: sau các thao tác như xoay trở người bệnh, bắt mạch, đo huyết áp, lấy nhiệt độ cơ thể, động chạm vào vai, háng người bệnh, trên đôi tay sẽ có 100 đến 1000 khuẩn lạc Klebsiella SPP. Sau các hoạt động như tiêm, truyền tĩnh mạch, chăm sóc đường thở, sau khi tiếp xúc với các chất bài tiết của người bệnh, trên dôi tay sẽ có 300 đơn vị khuẩn lạc (UFs).
Kiểm soát nhiễm khuẩn (KSNK) là việc áp dụng đồng bộ các biện pháp nhằm ngăn ngừa sự lan truyền các tác nhân gây nhiễm khuẩn trong thực hành khám bệnh, chữa bệnh (KBCB), là nội dung quan trọng nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh (NB) tại các cơ sở KBCB. Trong các biện pháp KSNK, vệ sinh tay (VST) từ lâu luôn được coi là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất, không chỉ trong chăm sóc NB mà ngay cả ở cộng đồng khi đang phải đối mặt với nhiều bệnh dịch nguy hiểm xảy ra trên diện rộng như dịch tả, cúm A (H5N1, H1N1), v.v.
Vệ sinh đôi tay là biện pháp quan trọng nhất trong việc phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện vì đôi bàn tay là phương tiện quan trọng làm lan truyền các tác nhân gây nhiễm khuấn đã được nghiên cứu rất nhiều và không còn là vấn đề tranh cãi. Kết quả nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng rửa tay nhiều khi vẫn chưa được thực hiện đúng cách, chủ yếu do bận hoặc bồn rửa tay không đủ.
Trên thế giới, nhiễm khuẩn bệnh viện có tỷ lệ mắc cao. Theo điều tra của Mỹ (1998 – 2001) 5-10% người bệnh nhập viện mắc phải nhiễm trùng bệnh viện: có 2 triệu người mắc trên một năm; Vì các trường hợp nhiễm trùng bệnh viện xảy ra ở khoa chăm sóc đặc biệt. Hằng năm có khoảng 90 nghìn người tử vong do nhiễm trùng bệnh viện; chi phí hàng năm tới 4,5 – 5,7 tỷ USD.
Theo số liệu điều tra của Tổ chức Y tế Thê giới tại 47 bệnh viện của 14 nước đại diện cho các khu vực khác nhau, tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện là 8,7%. Tại Việt Nam tỷ lệ NKBV chung ở NB nhập viện từ 5%-10% tùy theo đặc điểm và quy mô bệnh viện. Những bệnh viện tiếp nhận càng nhiều NB nặng, thực hiện càng nhiều thủ thuật xâm lấn (TTXL) thì nguy cơ mắc NKBV càng cao. Tỷ lệ NKBV có thể lên tới 20%-30% ở những khu vực có nguy cơ cao như Hồi sức tích cực, sơ sinh, ngoại khoa…
Vệ sinh bàn tay của nhân viên y tế là một trong những giải pháp hàng đầu được Tố chức Y tế Thế giới khuyến cáo nhằm tăng cường kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện và phòng ngừa các bệnh lây truyền cho người bệnh và nhân viên y tế trong quá trình cung cấp dịch vụ y tế.
Trên da tay thường có cả hai loại vi khuẩn: vi khuẩn thường trú và vi khuẩn vãng lai. Các vi khuẩn thường trú có độc tính thấp, ít khi gây nhiễm trùng qua các tiếp xúc thông thường, song chúng có thể gây độc tính qua các thủ thuật xâm lấn vào người bệnh. Các vi khuẩn vãng lai là những tác nhân gây nhiễm trùng bệnh viện phổ biến, thường tồn tại trên da không quá 28 tiếng. Chúng không có khả nâng nhân lên trên da và dễ bị loại bỏ bằng rửa tay với nước và xà phòng.
Trong quá trình chăm sóc và điều trị, đôi bàn tay của nhân viên y tế rất dễ bị ô nhiễm với các tác nhân gây bệnh. Mức độ ô nhiễm phụ thuộc vào loại thao tác và thời gian thực hiện thao tác trên người bệnh. Ví dụ: sau các thao tác như xoay trở người bệnh, bắt mạch, đo huyết áp, lấy nhiệt độ cơ thể, động chạm vào vai, háng người bệnh, trên đôi tay sẽ có 100 đến 1000 khuẩn lạc Klebsiella SPP. Sau các hoạt động như tiêm, truyền tĩnh mạch, chăm sóc đường thở, sau khi tiếp xúc với các chất bài tiết của người bệnh, trên dôi tay sẽ có 300 đơn vị khuẩn lạc (UFs).
(Ảnh minh họa)
Thời điểm vệ sinh tay thường quy:
- Mọi đối tượng trực tiếp chăm sóc NB cần rửa tay bằng nước và xà phòng thường hoặc chà tay bằng dung dịch VST chứa cồn vào những thời điểm sau:
+ Trước khi tiếp xúc trực tiếp với mỗi NB.
+ Trước khi thực hiện mỗi thủ thuật sạch/vô khuẩn.
+ Ngay sau mỗi khi tiếp xúc với máu, dịch cơ thể.
+ Sau khi tiếp xúc trực tiếp với mỗi NB.
+ Sau tiếp xúc với bề mặt đồ dùng, vật dụng trong buồng bệnh.
- Ngoài ra, các thời điểm chăm sóc sau cũng cần VST:
+ Khi chuyển từ chăm sóc bẩn sang chăm sóc sạch trên cùng người bệnh.
+ Trước khi mang găng và sau khi tháo găng.
+ Trước khi vào buồng bệnh và sau khi ra khỏi buồng bệnh.
+ Mọi NVYT trong buồng phẫu thuật không trực tiếp động chạm vào NB (phụ mê, chạy ngoài, học viên…) phải VST trước khi vào buồng phẫu thuật. Trong buồng phẫu thuật, bất kỳ khi nào bàn tay chạm vào bề mặt thiết bị phương tiện phải VST ngay bằng dung dịch VST chứa cồn.
+ NVYT khi làm việc trong buồng xét nghiệm cần tuân thủ nghiêm thời điểm 3 và 5 về VST để phòng ngừa lây nhiễm cho bản thân.
Mục đích rửa tay thường quy:
– Làm sạch và loại bỏ vi khuẩn vãng lai trên bàn tay.
– Đám bảo an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế.
– Góp phần làm giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện.
Trang bị phương tiện vệ sinh tay:
- Phương tiện VST thường quy phải luôn có sẵn ở mọi buồng phẫu thuật, thủ thuật, mọi khu vực chăm sóc NB, khu hành chính, khu tiếp đón NB và các buồng vệ sinh. Tại các khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao, các giường NB nặng, xe tiêm, xe thủ thuật, buồng phẫu thuật, thủ thuật cần được trang bị dung dịch VST tay chứa cồn. Các buồng thủ thuật, buồng hành chính, buồng NB nặng, khu tiếp đón NB và khu vệ sinh phải có bồn rửa tay.
- Tại mỗi bồn rửa tay thường quy, ngoài xà phòng thường rửa tay cần trang bị đồng bộ các phương tiện khác gồm quy trình rửa tay, khăn lau tay sử dụng một lần và thùng thu gom khăn đã sử dụng (nếu là khăn sợi bông sử dụng lại) hoặc thùng chất thải thông thường (nếu sử dụng khăn giấy dùng một lần).
Kỹ thuật vệ sinh tay thường quy:
Dù VST bằng xà phòng và nước hoặc chà tay bằng dung dịch VST chứa cồn cần thực hiện theo kỹ thuật 6 bước:
+ Bước 1: Chà 2 lòng bàn tay vào nhau.
+ Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu bàn tay kia và ngược lại.
+ Bước 3: Chà 2 lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các ngón tay vào các kẽ ngón.
+ Bước 4: Chà mu các ngón tay này lên lòng bàn tay kia và ngược lại (mu tay để khum khớp với lòng bàn tay).
+ Bước 5: Chà ngón cái của bàn tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại (lòng bàn tay ôm lấy ngón cái).
+ Bước 6: Chà các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại.
- Mọi đối tượng trực tiếp chăm sóc NB cần rửa tay bằng nước và xà phòng thường hoặc chà tay bằng dung dịch VST chứa cồn vào những thời điểm sau:
+ Trước khi tiếp xúc trực tiếp với mỗi NB.
+ Trước khi thực hiện mỗi thủ thuật sạch/vô khuẩn.
+ Ngay sau mỗi khi tiếp xúc với máu, dịch cơ thể.
+ Sau khi tiếp xúc trực tiếp với mỗi NB.
+ Sau tiếp xúc với bề mặt đồ dùng, vật dụng trong buồng bệnh.
- Ngoài ra, các thời điểm chăm sóc sau cũng cần VST:
+ Khi chuyển từ chăm sóc bẩn sang chăm sóc sạch trên cùng người bệnh.
+ Trước khi mang găng và sau khi tháo găng.
+ Trước khi vào buồng bệnh và sau khi ra khỏi buồng bệnh.
+ Mọi NVYT trong buồng phẫu thuật không trực tiếp động chạm vào NB (phụ mê, chạy ngoài, học viên…) phải VST trước khi vào buồng phẫu thuật. Trong buồng phẫu thuật, bất kỳ khi nào bàn tay chạm vào bề mặt thiết bị phương tiện phải VST ngay bằng dung dịch VST chứa cồn.
+ NVYT khi làm việc trong buồng xét nghiệm cần tuân thủ nghiêm thời điểm 3 và 5 về VST để phòng ngừa lây nhiễm cho bản thân.
Mục đích rửa tay thường quy:
– Làm sạch và loại bỏ vi khuẩn vãng lai trên bàn tay.
– Đám bảo an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế.
– Góp phần làm giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện.
Trang bị phương tiện vệ sinh tay:
- Phương tiện VST thường quy phải luôn có sẵn ở mọi buồng phẫu thuật, thủ thuật, mọi khu vực chăm sóc NB, khu hành chính, khu tiếp đón NB và các buồng vệ sinh. Tại các khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao, các giường NB nặng, xe tiêm, xe thủ thuật, buồng phẫu thuật, thủ thuật cần được trang bị dung dịch VST tay chứa cồn. Các buồng thủ thuật, buồng hành chính, buồng NB nặng, khu tiếp đón NB và khu vệ sinh phải có bồn rửa tay.
- Tại mỗi bồn rửa tay thường quy, ngoài xà phòng thường rửa tay cần trang bị đồng bộ các phương tiện khác gồm quy trình rửa tay, khăn lau tay sử dụng một lần và thùng thu gom khăn đã sử dụng (nếu là khăn sợi bông sử dụng lại) hoặc thùng chất thải thông thường (nếu sử dụng khăn giấy dùng một lần).
Kỹ thuật vệ sinh tay thường quy:
Dù VST bằng xà phòng và nước hoặc chà tay bằng dung dịch VST chứa cồn cần thực hiện theo kỹ thuật 6 bước:
+ Bước 1: Chà 2 lòng bàn tay vào nhau.
+ Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu bàn tay kia và ngược lại.
+ Bước 3: Chà 2 lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các ngón tay vào các kẽ ngón.
+ Bước 4: Chà mu các ngón tay này lên lòng bàn tay kia và ngược lại (mu tay để khum khớp với lòng bàn tay).
+ Bước 5: Chà ngón cái của bàn tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại (lòng bàn tay ôm lấy ngón cái).
+ Bước 6: Chà các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại.
(Quy trình rửa tay thường quy)
Những lưu ý cần ghi nhớ:
- Lựa chọn đúng phương pháp vệ sinh tay.
- Đảm bảo 3 đủ: + Lấy đủ hóa chất 3-5ml dung dịch VST cho mỗi lần VST.
+ Chà đủ thời gian.
+ Chà đủ các bước.
- Không rửa lại bằng nước và xà phòng sau khi VST bằng dung dịch chứa cồn.
- Dù mang gang vẫn phải vệ sinh tay.
- Không đeo trang sức trên tay.
- Không để móng tay dài.
- Lựa chọn đúng phương pháp vệ sinh tay.
- Đảm bảo 3 đủ: + Lấy đủ hóa chất 3-5ml dung dịch VST cho mỗi lần VST.
+ Chà đủ thời gian.
+ Chà đủ các bước.
- Không rửa lại bằng nước và xà phòng sau khi VST bằng dung dịch chứa cồn.
- Dù mang gang vẫn phải vệ sinh tay.
- Không đeo trang sức trên tay.
- Không để móng tay dài.
T/g: Lê Tiến Tú - Khoa KSNK
Quản trị tin tức