HƯỞNG ỨNG NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG LAO 24/3
Ngày Thế giới phòng chống lao (24/03) hàng năm là dịp nâng cao nhận thức của cộng đồng đối với bệnh lao, đẩy mạnh nỗ lực chấm dứt dịch bệnh lao trên toàn cầu
Bệnh lao là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis) gây nên. Bệnh lao có thể gặp ở tất cả các bộ phận của cơ thể, trong đó lao phổi là thể lao phổ biến nhất (chiếm 80 – 85%) và là nguồn lây chính cho người xung quanh.
Chủ đề của Ngày Thế giới phòng, chống lao năm 2022 trên toàn cầu là "Invest to end TB. Save lives" - Tập trung nguồn lực, chấm dứt bệnh lao, cứu sống triệu người. Chủ đề này nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết hiện nay là cần: Tập trung mọi nguồn lực nhằm đẩy mạnh cuộc chiến chống bệnh lao và mục tiêu nhân văn nhất là cứu sống hàng triệu người trên thế giới không đáng phải chết vì bệnh lao. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn đang có những diễn biến phức tạp, khiến tiến trình đạt được cam kết trong giai đoạn cuối chịu ảnh hưởng nhất định.
Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam hiện vẫn nằm trong 30 quốc gia có gánh nặng bệnh Lao và Lao kháng đa thuốc cao nhất trên Thế giới, đứng thứ 16 về số người mắc Lao cao và đứng thứ 15 gánh nặng Lao kháng đa thuốc với 70% người mắc bệnh Lao ở trong độ tuổi lao động các gia đình đối mặt với những chi phí thảm họa - nghĩa là chi phí cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh Lao vượt quá 20% thu nhập hàng năm của cả hộ gia đình. Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 174.000 bệnh nhân lao và nếu không được chữa trị, mỗi người mắc lao sẽ lây nhiễm cho trung bình từ 10 - 15 người khác. Tuy nhiên có tới 40% số bệnh nhân lao chưa được phát hiện và hoặc được phát hiện nhưng chưa được báo cáo trong cộng đồng. Hiện tỷ lệ khỏi bệnh được duy trì ở mức trên 90% với bệnh nhân lao mới, xấp xỉ 70% với bệnh nhân lao đa kháng thuốc sử dụng phác đồ dài hạn và 80% với bệnh nhân lao đa kháng thuốc sử dụng phác đồ ngắn hạn.
Vì vậy, Lao thực sự là một vấn đề ảnh hưởng đến kinh tế từng gia đình nói riêng và đất nước nói chung. Đầu tư cho chấm dứt bệnh Lao là đầu tư cho phát triển bền vững.
Những dấu hiệu của bệnh lao phổi: Ho khạc kéo dài trên hai tuần là triệu chứng hay gặp nhất của bệnh lao phổi, ngoài ra có thể kèm theo các triệu chứng khác như ho ra máu, sốt nhẹ kéo dài, đổ mồ hôi ban đêm, đau tức ngực, gầy sút cân.
Bệnh lao là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis) gây nên. Bệnh lao có thể gặp ở tất cả các bộ phận của cơ thể, trong đó lao phổi là thể lao phổ biến nhất (chiếm 80 – 85%) và là nguồn lây chính cho người xung quanh.
Chủ đề của Ngày Thế giới phòng, chống lao năm 2022 trên toàn cầu là "Invest to end TB. Save lives" - Tập trung nguồn lực, chấm dứt bệnh lao, cứu sống triệu người. Chủ đề này nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết hiện nay là cần: Tập trung mọi nguồn lực nhằm đẩy mạnh cuộc chiến chống bệnh lao và mục tiêu nhân văn nhất là cứu sống hàng triệu người trên thế giới không đáng phải chết vì bệnh lao. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn đang có những diễn biến phức tạp, khiến tiến trình đạt được cam kết trong giai đoạn cuối chịu ảnh hưởng nhất định.
Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam hiện vẫn nằm trong 30 quốc gia có gánh nặng bệnh Lao và Lao kháng đa thuốc cao nhất trên Thế giới, đứng thứ 16 về số người mắc Lao cao và đứng thứ 15 gánh nặng Lao kháng đa thuốc với 70% người mắc bệnh Lao ở trong độ tuổi lao động các gia đình đối mặt với những chi phí thảm họa - nghĩa là chi phí cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh Lao vượt quá 20% thu nhập hàng năm của cả hộ gia đình. Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 174.000 bệnh nhân lao và nếu không được chữa trị, mỗi người mắc lao sẽ lây nhiễm cho trung bình từ 10 - 15 người khác. Tuy nhiên có tới 40% số bệnh nhân lao chưa được phát hiện và hoặc được phát hiện nhưng chưa được báo cáo trong cộng đồng. Hiện tỷ lệ khỏi bệnh được duy trì ở mức trên 90% với bệnh nhân lao mới, xấp xỉ 70% với bệnh nhân lao đa kháng thuốc sử dụng phác đồ dài hạn và 80% với bệnh nhân lao đa kháng thuốc sử dụng phác đồ ngắn hạn.
Vì vậy, Lao thực sự là một vấn đề ảnh hưởng đến kinh tế từng gia đình nói riêng và đất nước nói chung. Đầu tư cho chấm dứt bệnh Lao là đầu tư cho phát triển bền vững.
Những dấu hiệu của bệnh lao phổi: Ho khạc kéo dài trên hai tuần là triệu chứng hay gặp nhất của bệnh lao phổi, ngoài ra có thể kèm theo các triệu chứng khác như ho ra máu, sốt nhẹ kéo dài, đổ mồ hôi ban đêm, đau tức ngực, gầy sút cân.
Bệnh lao được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, sẽ giảm tỷ lệ lây nhiễm và tử vong. Để người dân Việt Nam được sống trong môi trường không còn bệnh lao, góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, mọi người cần lưu ý về việc phòng lây nhiễm bệnh lao cho cộng đồng, như sau:
- Ngay tháng đầu sau sinh, tất cả trẻ đều phải tiêm phòng vắc-xin BCG nhằm giúp ngăn ngừa mắc bệnh Lao;
- Mọi người khi ho kéo dài hơn hai tuần cần đi khám, xét nghiệm đờm, chụp X.quang phổi để phát hiện bệnh lao;
- Bị bệnh lao phải điều trị càng sớm càng tốt, tránh lây lan cho những người trong gia đình và người xung quanh.
- Giữ vệ sinh môi trường, nhà ở thông thoáng, rèn luyện nâng cao sức khoẻ, đảm bảo dinh dưỡng hợp lý;
- Nếu có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào nghi ngờ mắc bệnh lao cần đến cơ sở y tế đủ điều kiện để được tư vấn, khám phát hiện, điều trị sớm.
Để bảo vệ sức khỏe của bản thân, của cộng đồng và đạt mục tiêu cam kết đề ra, hơn bao giờ hết mỗi người dân cần nâng cao nhận thức về bệnh lao, đồng thời kêu gọi sự quan tâm, hành động, chung tay góp sức của các cấp chính quyền, các ban, ngành đoàn thể và toàn thể cộng đồng để cùng nhau chiến thắng bệnh Lao./.
- Ngay tháng đầu sau sinh, tất cả trẻ đều phải tiêm phòng vắc-xin BCG nhằm giúp ngăn ngừa mắc bệnh Lao;
- Mọi người khi ho kéo dài hơn hai tuần cần đi khám, xét nghiệm đờm, chụp X.quang phổi để phát hiện bệnh lao;
- Bị bệnh lao phải điều trị càng sớm càng tốt, tránh lây lan cho những người trong gia đình và người xung quanh.
- Giữ vệ sinh môi trường, nhà ở thông thoáng, rèn luyện nâng cao sức khoẻ, đảm bảo dinh dưỡng hợp lý;
- Nếu có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào nghi ngờ mắc bệnh lao cần đến cơ sở y tế đủ điều kiện để được tư vấn, khám phát hiện, điều trị sớm.
Để bảo vệ sức khỏe của bản thân, của cộng đồng và đạt mục tiêu cam kết đề ra, hơn bao giờ hết mỗi người dân cần nâng cao nhận thức về bệnh lao, đồng thời kêu gọi sự quan tâm, hành động, chung tay góp sức của các cấp chính quyền, các ban, ngành đoàn thể và toàn thể cộng đồng để cùng nhau chiến thắng bệnh Lao./.
T/g: Hoàng Thu Nga
Phòng Công Nghệ Thông Tin