TRẺ MẮC CÚM A TĂNG CAO CHA MẸ LÀM GÌ ĐỀ PHÒNG BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM
Thời gian gần đây, trời lạnh giá kèm nhiệt độ trong ngày thay đổi thất thường tại Nghệ An làm số trẻ mắc các bệnh hô hấp tiếp tục tăng, đặc biệt là cúm A.
Số bệnh nhân tăng nhanh
Tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, trong vài tuần trở lại đây, có nhiều trẻ đến khám được xét nghiệm và chẩn đoán mắc cúm A với các triệu chứng sốt, mệt, đau rát họng, ho khan, đau đầu, đau mỏi người, đau cơ. Theo thống kê, số ca mắc cúm A đang có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây, đặc biệt ở trẻ nhỏ, trung bình 100 ca dương tính cúm A trong ngày.
Bệnh nhân N.H.Q.C. (3 tuổi, huyện Hưng Nguyên) nhập viện với triệu chứng sốt cao, ho nhiều, toàn thân đau mỏi, quấy khóc. Kết quả test nhanh cho thấy cháu C. mắc cúm A, nhập viện trong tình trạng viêm phổi kèm nhiễm cúm khi cơ thể đã yếu sẵn, khiến bệnh càng tăng nặng, suy hô hấp.
Bệnh nhân N.H.Q.C. (3 tuổi, huyện Hưng Nguyên) nhập viện với triệu chứng sốt cao, ho nhiều, toàn thân đau mỏi, quấy khóc. Kết quả test nhanh cho thấy cháu C. mắc cúm A, nhập viện trong tình trạng viêm phổi kèm nhiễm cúm khi cơ thể đã yếu sẵn, khiến bệnh càng tăng nặng, suy hô hấp.
BSCKII. Võ Mạnh Hùng – Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới khám cho bệnh nhi.
Tương tự, bé P.K.N. (3 tuổi, TP Vinh) cũng nhập viện với tình trạng tương tự. Chị N.P.T., mẹ bé N. cho biết, trước khi khởi phát sốt cao, cháu bị nôn liên tục. Cháu N. bị mất nước, mệt mỏi nhiều, bỏ ăn, nằm một chỗ không nhúc nhích. "Cháu mệt đến mức không mở nổi mắt và không còn hào hứng với bất kỳ điều gì. Khi cháu bị sốt cao li bì, uống hạ sốt chỉ được một thời gian ngắn là sốt lại", mẹ bé N. nói. Gia đình vội đưa bé đến bệnh viện, khi test nguyên nhân mới biết là bị virus cúm A. "Nguồn lây bệnh cho con có thể từ các bạn cùng lớp học mầm non, vì trước đó, trong lớp có một số bé mắc bệnh phải nghỉ học", chị N.P.T. nói.
Cũng theo bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, từ đầu tháng 12, tỉ lệ trẻ bị cúm A đến bệnh viện khám tăng cao. Trung bình mỗi ngày tại khoa Khám bệnh phát hiện khoảng 100 ca bị cúm, chưa kể số trẻ bị cúm được phát hiện tại nhà nhờ bộ test gia đình tự mua. Trẻ đến khám đông, đi kèm số lượng trẻ phải nhập viện điều trị tăng lên nhanh chóng.
Khoa Bệnh nhiệt đới, đơn vị tiếp nhận điều trị những bệnh nhi bị cúm A cho biết, số lượng bệnh nhi nhập khoa điều trị cúm tăng rất nhanh. Trung bình có ngày khoa tiếp nhận điều trị nội trú 100-130 bệnh nhân. Trong đó, rất đáng lo là đến 80% là trẻ bị nhiễm virus cúm A. Đặc biệt, khoa đã ghi nhận nhiều ca bệnh đồng nhiễm nhiều loại virus kèm như RSV, COVID, biến chứng viêm phổi, viêm phế quản, viêm tai giữa, thậm chí viêm màng não, viêm cơ tim khiến tình trạng nhiều bệnh nhi chuyển nặng.
Cũng theo bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, từ đầu tháng 12, tỉ lệ trẻ bị cúm A đến bệnh viện khám tăng cao. Trung bình mỗi ngày tại khoa Khám bệnh phát hiện khoảng 100 ca bị cúm, chưa kể số trẻ bị cúm được phát hiện tại nhà nhờ bộ test gia đình tự mua. Trẻ đến khám đông, đi kèm số lượng trẻ phải nhập viện điều trị tăng lên nhanh chóng.
Khoa Bệnh nhiệt đới, đơn vị tiếp nhận điều trị những bệnh nhi bị cúm A cho biết, số lượng bệnh nhi nhập khoa điều trị cúm tăng rất nhanh. Trung bình có ngày khoa tiếp nhận điều trị nội trú 100-130 bệnh nhân. Trong đó, rất đáng lo là đến 80% là trẻ bị nhiễm virus cúm A. Đặc biệt, khoa đã ghi nhận nhiều ca bệnh đồng nhiễm nhiều loại virus kèm như RSV, COVID, biến chứng viêm phổi, viêm phế quản, viêm tai giữa, thậm chí viêm màng não, viêm cơ tim khiến tình trạng nhiều bệnh nhi chuyển nặng.
Chủ động phòng bệnh lây lan
Theo BSCKII. Võ Mạnh Hùng, Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới cho biết, cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên. Bệnh xảy ra hàng năm, thường vào mùa đông xuân. Bệnh lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, khi ho, hắt hơi. Tại Việt Nam các virus gây bệnh cúm mùa thường gặp là cúm A/H3N2, cúm B và A/H1N1
Bệnh cúm A tiến triển thường lành tính nhưng cũng có thể biến chứng nặng và nguy hiểm.
Bệnh cúm mùa tiến triển thường lành tính, nhưng cũng có thể biến chứng nặng và nguy hiểm hơn ở những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch và hô hấp, người bị suy giảm miễn dịch, người già (> 65 tuổi), trẻ em (< 5 tuổi) và phụ nữ có thai. Bệnh có thể gây các biến chứng viêm phổi nặng, suy đa phủ tạng, làm nặng bệnh lý nền dẫn đến tử vong .
Tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, tháng 3-4/2023 đạt đỉnh lần 1 dịch Cúm mùa A, B. Từ đầu tháng 12/2023 ghi nhân nhiều ca mắc Cúm A. Số lượng bệnh nhi nhập khoa Bệnh nhiệt đới tăng rất nhanh. Một số các biến chứng do Virus Cúm A có thể gây ra suy hô hấp, sốt cao co giật, viêm phổi, viêm não, viêm phế quản, viêm tai giữa...
Cách tốt nhất để phòng ngừa cúm A là thực hiện tiêm vắc xin cúm hàng năm. Mỗi mũi tiêm phòng cúm có thể chống lại 3-4 loại virus cúm khác nhau. Các đối tượng nguy cơ cao cần được tiêm vắc-xin cúm hàng năm vào trước mùa dịch, trước tiên là người cao tuổi và trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi, đặc biệt từ 6 tháng đến 2 tuổi.
"Biến chứng nặng nhất của cúm A là suy hô hấp với các triệu chứng như thở gấp, khó thở,… dẫn đến viêm phổi, cơ thể thiếu ôxy dẫn đến tử vong. Do đó, cần cẩn trọng phòng bệnh cho trẻ nhỏ và lưu ý theo dõi sát trong quá trình chăm sóc trẻ khi mắc cúm để tránh biến chứng. Khi bệnh nhân có biểu hiện nặng, như thở khò khè, khó thở, co giật... cần đưa ngay đến cơ sở y tế, đặc biệt lưu ý không tự ý điều trị bằng kháng sinh hoặc thuốc kháng virus", BSCKII. Võ Mạnh Hùng nói thêm.
Trước tình hình bệnh cúm A đang lây lan mạnh, chủ yếu ở lứa tuổi học trò, BS Hùng khuyến cáo: Cúm A thường lây lan với tốc độ nhanh, đặc biệt là với người lớn và trẻ nhỏ chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh. Trước tình trạng bệnh nhân mắc cúm A tăng cao thời điểm này, để chủ động phòng ngừa bệnh, người dân cần thực hiện tốt vệ sinh cá nhân: rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang khi ra đường, tránh tụ tập đám đông, che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, khi bị sốt thì ở nhà ít nhất 24 giờ sau khi hết để tránh lây nhiễm cho người khác.
(Nguồn: Báo SKĐS)
Tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, tháng 3-4/2023 đạt đỉnh lần 1 dịch Cúm mùa A, B. Từ đầu tháng 12/2023 ghi nhân nhiều ca mắc Cúm A. Số lượng bệnh nhi nhập khoa Bệnh nhiệt đới tăng rất nhanh. Một số các biến chứng do Virus Cúm A có thể gây ra suy hô hấp, sốt cao co giật, viêm phổi, viêm não, viêm phế quản, viêm tai giữa...
Cách tốt nhất để phòng ngừa cúm A là thực hiện tiêm vắc xin cúm hàng năm. Mỗi mũi tiêm phòng cúm có thể chống lại 3-4 loại virus cúm khác nhau. Các đối tượng nguy cơ cao cần được tiêm vắc-xin cúm hàng năm vào trước mùa dịch, trước tiên là người cao tuổi và trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi, đặc biệt từ 6 tháng đến 2 tuổi.
"Biến chứng nặng nhất của cúm A là suy hô hấp với các triệu chứng như thở gấp, khó thở,… dẫn đến viêm phổi, cơ thể thiếu ôxy dẫn đến tử vong. Do đó, cần cẩn trọng phòng bệnh cho trẻ nhỏ và lưu ý theo dõi sát trong quá trình chăm sóc trẻ khi mắc cúm để tránh biến chứng. Khi bệnh nhân có biểu hiện nặng, như thở khò khè, khó thở, co giật... cần đưa ngay đến cơ sở y tế, đặc biệt lưu ý không tự ý điều trị bằng kháng sinh hoặc thuốc kháng virus", BSCKII. Võ Mạnh Hùng nói thêm.
Trước tình hình bệnh cúm A đang lây lan mạnh, chủ yếu ở lứa tuổi học trò, BS Hùng khuyến cáo: Cúm A thường lây lan với tốc độ nhanh, đặc biệt là với người lớn và trẻ nhỏ chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh. Trước tình trạng bệnh nhân mắc cúm A tăng cao thời điểm này, để chủ động phòng ngừa bệnh, người dân cần thực hiện tốt vệ sinh cá nhân: rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang khi ra đường, tránh tụ tập đám đông, che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, khi bị sốt thì ở nhà ít nhất 24 giờ sau khi hết để tránh lây nhiễm cho người khác.
(Nguồn: Báo SKĐS)
Hoàng Thu Nga - Phòng CTXH