HƯỞNG ỨNG NGÀY VI CHẤT DINH DƯỠNG 01 - 02/6/2022
Vi chất dinh dưỡng là các chất mà cơ thể chỉ cần với một lượng rất nhỏ nhưng có vai trò quan trọng giúp nâng cao sức đề kháng và miễn dịch cơ thể, khi cơ thể bị thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng sẽ làm giảm sức đề kháng và miễn dịch chống lại các virus, vi khuẩn gây bệnh, gây nên những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là với phụ nữ và trẻ em.
Vi chất dinh dưỡng tham gia vào việc xây dựng nên các tế bào, các mô, vào các hoạt động hô hấp, chuyển hóa, bài tiết của tế bào, xây dựng nên hệ thống miễn dịch của cơ thể, tham gia vào nhiều cơ chế hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể, duy trì sự cân bằng của hệ thống nội môi, giúp phục hồi các tế bào, các mô tổn thương, là thành phần chủ yếu để tạo ra các hoóc-môn, các dịch tiêu hóa. Vi chất dinh dưỡng rất cần thiết cho sự phát triển trí tuệ và thể chất của trẻ.
“Cải thiện tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em, thanh thiếu niên và phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ, chú trọng vùng đồng bào dân tộc thiểu số và khu vực miền núi, huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn” là một trong số các mục tiêu cụ thể trong Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng đến năm 2025 được ban hành kèm theo Quyết định số 1294/QĐ-BYT ngày 19/5/2022 của Bộ Y tế.
Hưởng ứng ngày Vi chất dinh dưỡng năm 2022 với thông điệp: “Vi chất dinh dưỡng cần thiết cho tăng trưởng, nâng cao tầm vóc, trí tuệ, sức khỏe, sức đề kháng cơ thể và chất lượng cuộc sống”, chúng ta cần thực hiện các biện pháp sau để phòng thiếu vi chất dinh dưỡng:
(1) Ăn đa dạng, phối hợp nhiều loại thực phẩm, lựa chọn các thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng cho bữa ăn hàng ngày.
(2) Cho trẻ bú sớm, nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 06 tháng đầu, tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ đến 24 tháng tuổi hoặc lâu hơn cùng với ăn bổ sung hợp lý.
(3) Bữa ăn bổ sung của trẻ cần có các thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng, thêm mỡ hoặc dầu để tăng cường hấp thu vitamin A, vitamin D.
(4) Cho trẻ trong độ tuổi uống vitamin A liều cao 2 lần/ năm, bà mẹ sau sinh trong vòng một tháng uống một liều vitamin A.
(5) Trẻ từ 24 đến 60 tháng tuổi uống thuốc tẩy giun 2 lần/ năm. Thực hiện vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường phòng chống nhiễm giun.
(6) Phụ nữ tuổi sinh đẻ, phụ nữ có thai cần uống viên sắt và axit folic hoặc viên đa vi chất theo hướng dẫn.
Thiếu vi chất dinh dưỡng dẫn đến một số bệnh như: suy dinh dưỡng, thấp còi, thiếu máu dinh dưỡng, bướu cổ và các bệnh về mắt… Trẻ kém hoạt bát, học kém, thiếu tập trung hay buồn ngủ. Bởi vậy, để trẻ phát triển khỏe mạnh, cha mẹ cần có biện pháp phòng ngừa và cải thiện sớm tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng cho trẻ.
Theo bác sỹ dinh dưỡng khuyến cáo giải pháp quan trọng để phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng là sử dụng đa dạng, phối hợp các loại thực phẩm nguồn gốc động và thực phẩm từ tự nhiên cho bữa ăn hàng ngày. Khuyến khích lựa chọn và sử dụng thực phẩm có tăng cường vi chất dinh dưỡng như muối tăng cường I-ốt, bột mỳ, sắt, kẽm hoặc các thực phẩm có thành phần nguyên liệu có tăng cường vi chất dinh dưỡng. Thường xuyên sử dụng các thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng, có sự phối hợp cân đối giữa nguồn chất đạm động vật và thực vật. Ngoài ra, nên ăn cả dầu thực vật và mỡ động vật ở tỷ lệ cân đối trong khẩu phần. Tăng cường ăn vừng lạc, đậu đỗ, rau xanh và hoa quả chín. Chế độ ăn đảm bảo đủ các nhóm thực phẩm: Năng lượng từ ngũ cốc chỉ nên chiếm 55 - 67 % (tổng năng lượng khẩu phần, phần còn lại do các chất béo cung cấp chiếm 20 - 25% và 13 - 20% là từ chất đạm.
Ngày 1-2 tháng 6, hãy cho trẻ trong độ tuổi uống vitamin A theo hướng dẫn của trạm y tế xã/ phường/thị trấn. Đây là hoạt động thực sự có ý nghĩa như một ngày hội Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em và là món quà nhân văn trong ngày Quốc tế Thiếu nhi 01/6.
Hưởng ứng ngày Vi chất dinh dưỡng năm 2022 với thông điệp: “Vi chất dinh dưỡng cần thiết cho tăng trưởng, nâng cao tầm vóc, trí tuệ, sức khỏe, sức đề kháng cơ thể và chất lượng cuộc sống”, chúng ta cần thực hiện các biện pháp sau để phòng thiếu vi chất dinh dưỡng:
(1) Ăn đa dạng, phối hợp nhiều loại thực phẩm, lựa chọn các thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng cho bữa ăn hàng ngày.
(2) Cho trẻ bú sớm, nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 06 tháng đầu, tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ đến 24 tháng tuổi hoặc lâu hơn cùng với ăn bổ sung hợp lý.
(3) Bữa ăn bổ sung của trẻ cần có các thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng, thêm mỡ hoặc dầu để tăng cường hấp thu vitamin A, vitamin D.
(4) Cho trẻ trong độ tuổi uống vitamin A liều cao 2 lần/ năm, bà mẹ sau sinh trong vòng một tháng uống một liều vitamin A.
(5) Trẻ từ 24 đến 60 tháng tuổi uống thuốc tẩy giun 2 lần/ năm. Thực hiện vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường phòng chống nhiễm giun.
(6) Phụ nữ tuổi sinh đẻ, phụ nữ có thai cần uống viên sắt và axit folic hoặc viên đa vi chất theo hướng dẫn.
Thiếu vi chất dinh dưỡng dẫn đến một số bệnh như: suy dinh dưỡng, thấp còi, thiếu máu dinh dưỡng, bướu cổ và các bệnh về mắt… Trẻ kém hoạt bát, học kém, thiếu tập trung hay buồn ngủ. Bởi vậy, để trẻ phát triển khỏe mạnh, cha mẹ cần có biện pháp phòng ngừa và cải thiện sớm tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng cho trẻ.
Theo bác sỹ dinh dưỡng khuyến cáo giải pháp quan trọng để phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng là sử dụng đa dạng, phối hợp các loại thực phẩm nguồn gốc động và thực phẩm từ tự nhiên cho bữa ăn hàng ngày. Khuyến khích lựa chọn và sử dụng thực phẩm có tăng cường vi chất dinh dưỡng như muối tăng cường I-ốt, bột mỳ, sắt, kẽm hoặc các thực phẩm có thành phần nguyên liệu có tăng cường vi chất dinh dưỡng. Thường xuyên sử dụng các thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng, có sự phối hợp cân đối giữa nguồn chất đạm động vật và thực vật. Ngoài ra, nên ăn cả dầu thực vật và mỡ động vật ở tỷ lệ cân đối trong khẩu phần. Tăng cường ăn vừng lạc, đậu đỗ, rau xanh và hoa quả chín. Chế độ ăn đảm bảo đủ các nhóm thực phẩm: Năng lượng từ ngũ cốc chỉ nên chiếm 55 - 67 % (tổng năng lượng khẩu phần, phần còn lại do các chất béo cung cấp chiếm 20 - 25% và 13 - 20% là từ chất đạm.
Ngày 1-2 tháng 6, hãy cho trẻ trong độ tuổi uống vitamin A theo hướng dẫn của trạm y tế xã/ phường/thị trấn. Đây là hoạt động thực sự có ý nghĩa như một ngày hội Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em và là món quà nhân văn trong ngày Quốc tế Thiếu nhi 01/6.
Phạm Thị Thu Hà - Phòng CTXH