GẮP THÀNH CÔNG DỊ VẬT HẠT HỒNG XIÊM – NẰM 05 NĂM TRONG PHẾ QUẢN BỆNH NHÂN
Chiều ngày 27/5/2022, các y bác sỹ khoa Nội Hô hấp thông tin: Kíp nội soi phế quản khoa vừa gắp thành công dị vật hạt hồng xiêm – nằm trong trong phế quản của bệnh nhân hơn 5 năm qua (Bệnh nhân nữ, 47 tuổi, địa chỉ: Nhân Thắng, Gia Bình, Bắc Ninh).
Cách đây 05 năm, Bệnh nhân Đỗ Thị T. bị nuốt phải hạt hồng xiêm, sặc trong đường thở. 05 năm qua bệnh nhân liên tục ho nhiều nhưng không phát hiện ra. Gần đây bệnh nhân ho ra máu, đờm mủ kéo dài, nhập viện điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh với chẩn đoán: Viêm phổi, tác nhân không xác định – Dị vật phế quản. Tại đây, qua chụp cắt lớp vi tính kết luận có hình ảnh đám tổn thương thùy dưới phổi phải, dạng tổn thương viêm. Theo dõi dị vật trong nhánh phế quản của bệnh nhân.
Ngay sau đó, bệnh nhân được chuyển lên khoa Nội hô hấp để tiến hành làm thủ thuật nội soi chẩn đoán thêm. Các y bác sỹ kíp nội soi phế quản của khoa Nội Hô Hấp cùng với kíp gây mê của khoa Phẫu thuật gây mê hồi sức đã tiến hành thủ thuật nội soi phế quản bằng ống mềm, gây mê, gắp dị vật. Viêm mạc phế quản thùy đáy phải viêm nề có mủ đục, có hạt hồng xiêm ở phế quản thùy đáy phải đã được gắp ra thành công.
Cách đây 05 năm, Bệnh nhân Đỗ Thị T. bị nuốt phải hạt hồng xiêm, sặc trong đường thở. 05 năm qua bệnh nhân liên tục ho nhiều nhưng không phát hiện ra. Gần đây bệnh nhân ho ra máu, đờm mủ kéo dài, nhập viện điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh với chẩn đoán: Viêm phổi, tác nhân không xác định – Dị vật phế quản. Tại đây, qua chụp cắt lớp vi tính kết luận có hình ảnh đám tổn thương thùy dưới phổi phải, dạng tổn thương viêm. Theo dõi dị vật trong nhánh phế quản của bệnh nhân.
Ngay sau đó, bệnh nhân được chuyển lên khoa Nội hô hấp để tiến hành làm thủ thuật nội soi chẩn đoán thêm. Các y bác sỹ kíp nội soi phế quản của khoa Nội Hô Hấp cùng với kíp gây mê của khoa Phẫu thuật gây mê hồi sức đã tiến hành thủ thuật nội soi phế quản bằng ống mềm, gây mê, gắp dị vật. Viêm mạc phế quản thùy đáy phải viêm nề có mủ đục, có hạt hồng xiêm ở phế quản thùy đáy phải đã được gắp ra thành công.
Hình ảnh dị vật – Hạt hồng xiêm được gắp ra từ phế quản của bệnh nhân
Thạc sỹ, Bác sỹ. Hoàng Thị Thùy – Khoa Nội Hô hấp chia sẻ: “Dị vật phế quản bỏ quên thường gây viêm phổi tái đi tái lại nhiều lần, áp xe phổi, xẹp phổi, ho ra máu và thường khó chẩn đoán. Khi dị vật chưa được lấy ra, nguy cơ biến chứng và tổn thương phổi tăng lên theo thời gian, nên quan trọng là phải chẩn đoán và lấy dị vật phế quản bỏ quên càng sớm càng tốt. Đây là ca dị vật bị bỏ quên lâu nhất được ghi nhận tại Bệnh viện. Qua thăm khám, hội chẩn, chúng tôi nhận định có dị vật trong phổi trái của bệnh nhân và là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm phổi, ho đờm kéo dài liên tục của bệnh nhân, nên đã giải thích người nhà người bệnh thực hiện kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm gắp dị vật. Dị vật được gắp ra là một hạt hồng xiêm đường kính khoảng 2 x 1,2 cm ở đáy phế quản trái”. Sau nội soi, bệnh nhân tình trạng ổn định, giảm ho và được chỉ định tiếp tục điều trị kháng sinh, kháng viêm 07 ngày.
Theo các bác sỹ chuyên khoa hô hấp, dị vật phế quản là trường hợp các vật lạ rơi vào và mắc lại ở trong lòng phế quản của bệnh nhân. Đây là một tai nạn sinh hoạt có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt ở trẻ em. Khi dị vật rơi vào trong đường hô hấp mà không gây ra hội chứng xâm nhập rõ hoặc bệnh nhân không biết, không để ý và không được chẩn đoán trong quá trình khám chữa bệnh thì sẽ trở thành dị vật phế quản bỏ quên. Mọi người cần cẩn thận trong sinh hoạt, nếu không may vướng dị vật đường thở, đường tiêu hóa như xương lợn, xương gà, răng giả, các loại quả có hạt … cần sớm đến cơ sở y tế để được can thiệp kịp thời, tránh biến chứng.
Hiện nay khoa Nội Hô hấp hoạt động với 80 giường kế hoạch, 32 viên chức, trong đó 08 bác sỹ được đào tạo chuyên sâu về nội hô hấp. Ngoài ra, khoa được trang bị nhiều hệ thống trang thiết bị hiện đại, trong đó có 02 hệ thống nội soi phế quản với 01 hệ thống nội soi phế quản CV170 với ánh sáng huỳnh quang giúp phát hiện những tổn thương loạn sản, u tại chỗ hoặc những xâm lấn ung thư mà nội soi phế quản với ánh sáng thường khó phát hiện. Đây là địa chỉ tin cậy để thăm khám và điều trị cho nhân dân bệnh chuyên ngành hô hấp./.
Theo các bác sỹ chuyên khoa hô hấp, dị vật phế quản là trường hợp các vật lạ rơi vào và mắc lại ở trong lòng phế quản của bệnh nhân. Đây là một tai nạn sinh hoạt có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt ở trẻ em. Khi dị vật rơi vào trong đường hô hấp mà không gây ra hội chứng xâm nhập rõ hoặc bệnh nhân không biết, không để ý và không được chẩn đoán trong quá trình khám chữa bệnh thì sẽ trở thành dị vật phế quản bỏ quên. Mọi người cần cẩn thận trong sinh hoạt, nếu không may vướng dị vật đường thở, đường tiêu hóa như xương lợn, xương gà, răng giả, các loại quả có hạt … cần sớm đến cơ sở y tế để được can thiệp kịp thời, tránh biến chứng.
Hiện nay khoa Nội Hô hấp hoạt động với 80 giường kế hoạch, 32 viên chức, trong đó 08 bác sỹ được đào tạo chuyên sâu về nội hô hấp. Ngoài ra, khoa được trang bị nhiều hệ thống trang thiết bị hiện đại, trong đó có 02 hệ thống nội soi phế quản với 01 hệ thống nội soi phế quản CV170 với ánh sáng huỳnh quang giúp phát hiện những tổn thương loạn sản, u tại chỗ hoặc những xâm lấn ung thư mà nội soi phế quản với ánh sáng thường khó phát hiện. Đây là địa chỉ tin cậy để thăm khám và điều trị cho nhân dân bệnh chuyên ngành hô hấp./.
Hoàng Thu Nga - Phòng CTXH