TRIỂN KHAI THÁNG HÀNH ĐỘNG VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Vương Quốc Tuấn vừa ký, ban hành Kế hoạch số 148/QĐ-UBND về triển khai Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, (từ ngày 01/5/2024 đến ngày 31/5/2024).
.Ảnh minh hoạ
Mục đích của Kế hoạch nhằm tạo cao điểm về các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức và sự tuân thủ pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động, đồng thời thúc đẩy các chương trình hành động cụ thể về ATVSLĐ và triển khai chủ đề của Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024.
Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024 có chủ đề: “Tăng cường đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng”. Trong đó, xây dựng, phát hành tài liệu tuyên truyền về chủ đề, nội dung hoạt động của Tháng hành động; đổi mới, đa dạng hóa các hình thức, nội dung trong công tác tuyên truyền theo hướng đơn giản, dễ nhớ, dễ hiểu, tạo được hiệu ứng tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng; xử lý nghiêm các doanh nghiệp, cơ sở, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về ATVSLĐ và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tổ chức tuyên dương đoàn viên Công đoàn, người lao động có sáng kiến, vượt khó, phát triển nhân dịp kỷ niệm 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (01/5) và 13 năm Tháng Công nhân.
Cùng với đó, phát động chiến dịch truyền thông về đảm bảo ATVSLĐ, phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, phòng chống cháy nổ, giảm căng thẳng tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; quan tâm cải thiện điều kiện làm việc, xây dựng môi trường làm việc An toàn - Xanh - Sạch - Đẹp - Thân thiện.
Đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh tăng cường xây dựng chương trình hành động cụ thể về ATVSLĐ tại doanh nghiệp, trong chuỗi cung ứng và tổ chức triển khai thực hiện; rà soát, đánh giá các nguy cơ, rủi ro về ATVSLĐ đối với thiết bị máy, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ, đưa ra các biện pháp khắc phục, loại trừ nguy cơ, rủi ro, bảo đảm ATVSLĐ; đẩy mạnh cải thiện điều kiện lao động cho người lao động. Bên cạnh đó, phát động các phong trào thi đua, ký giao ước thi đua đảm bảo ATVSLĐ trong các phân xưởng, tổ, đội. Tổ chức gặp mặt biểu dương, tri ân những người lao động có nhiều sáng kiến, góp phần nâng cao năng suất lao động, gắn bó với doanh nghiệp, với tổ chức Công đoàn…
Sau Tháng hành động tiếp tục duy trì các hoạt động về ATVSLĐ theo quy định của pháp luật; đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền, huấn luyện, hỗ trợ huấn luyện về ATVSLĐ cho người lao động theo chủ đề, nội dung trong Tháng hành động để tạo ý thức, nền nếp, thói quen, trách nhiệm tuân thủ các quy định về ATVSLĐ cho người lao động. Tăng cường đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng; tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khoẻ người lao động, khám sức khoẻ định kỳ và khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động...
Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024 có chủ đề: “Tăng cường đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng”. Trong đó, xây dựng, phát hành tài liệu tuyên truyền về chủ đề, nội dung hoạt động của Tháng hành động; đổi mới, đa dạng hóa các hình thức, nội dung trong công tác tuyên truyền theo hướng đơn giản, dễ nhớ, dễ hiểu, tạo được hiệu ứng tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng; xử lý nghiêm các doanh nghiệp, cơ sở, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về ATVSLĐ và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tổ chức tuyên dương đoàn viên Công đoàn, người lao động có sáng kiến, vượt khó, phát triển nhân dịp kỷ niệm 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (01/5) và 13 năm Tháng Công nhân.
Cùng với đó, phát động chiến dịch truyền thông về đảm bảo ATVSLĐ, phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, phòng chống cháy nổ, giảm căng thẳng tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; quan tâm cải thiện điều kiện làm việc, xây dựng môi trường làm việc An toàn - Xanh - Sạch - Đẹp - Thân thiện.
Đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh tăng cường xây dựng chương trình hành động cụ thể về ATVSLĐ tại doanh nghiệp, trong chuỗi cung ứng và tổ chức triển khai thực hiện; rà soát, đánh giá các nguy cơ, rủi ro về ATVSLĐ đối với thiết bị máy, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ, đưa ra các biện pháp khắc phục, loại trừ nguy cơ, rủi ro, bảo đảm ATVSLĐ; đẩy mạnh cải thiện điều kiện lao động cho người lao động. Bên cạnh đó, phát động các phong trào thi đua, ký giao ước thi đua đảm bảo ATVSLĐ trong các phân xưởng, tổ, đội. Tổ chức gặp mặt biểu dương, tri ân những người lao động có nhiều sáng kiến, góp phần nâng cao năng suất lao động, gắn bó với doanh nghiệp, với tổ chức Công đoàn…
Sau Tháng hành động tiếp tục duy trì các hoạt động về ATVSLĐ theo quy định của pháp luật; đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền, huấn luyện, hỗ trợ huấn luyện về ATVSLĐ cho người lao động theo chủ đề, nội dung trong Tháng hành động để tạo ý thức, nền nếp, thói quen, trách nhiệm tuân thủ các quy định về ATVSLĐ cho người lao động. Tăng cường đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng; tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khoẻ người lao động, khám sức khoẻ định kỳ và khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động...
Nguồn: bacninh.gov.vn
Tổ Thầu