MỔ CẤP CỨU THÀNH CÔNG BỆNH NHÂN BỊ SỐC MẤT MÁU NẶNG DO U GAN VỠ
Mới đây, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật cấp cứu bệnh nhân sốc mất máu nặng do u gan vỡ, có nguy cơ tử vong cao nếu không được can thiệp kịp thời.
Bệnh nhân là anh N.N.C, 36 tuổi, trú tại huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, anh có tiền sử bị viêm gan B. Khoảng 17 giờ 30 ngày 10/3/2022 anh N.N.C được đồng nghiệp đưa vào Bệnh viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, hoa mắt chóng mặt, da niêm mạc nhợt, huyết áp 70/40 mmHg.
Ngay sau khi nhập viện, bệnh nhân được chẩn đoán Sốc mất máu, tiên lương rất nặng. Sau đó bệnh nhân được hồi sức tích cực, tiến hành làm các xét nghiệm cận lâm sàng, siêu âm cấp cứu tại giường bệnh. Các bác sĩ phát hiện bệnh nhân có một khối u gan bị vỡ, ổ bụng có nhiều máu. Nhận định đây là một ca sốc mất máu nặng do u gan vỡ có nguy cơ tử vong cao nếu không được can thiệp mổ cấp cứu tối khẩn cấp (thông thường những ca u gan vỡ gây chảy máu sẽ được chụp cắt lớp vi tính ổ bụng trước khi quyết định can thiệp nút mạch hoặc phẫu thuật nhưng bệnh nhân này sau khi hồi sức tích cực huyết áp vẫn không cải thiện và không thể chụp CLVT cho bệnh nhân). Bệnh viện nhanh chóng kích hoạt báo động đỏ nội viện, các Y bác sỹ đã khẩn trương chuyển bệnh nhân lên phòng mổ nhanh nhất có thể để “chạy đua” với ‘tử thần”.
Bệnh nhân N.N.C được đưa vào phòng mổ lúc 18 giờ. Kíp mổ gồm các bác sỹ Khoa Ngoại – Xạ trị và Y học hạt nhân phối hợp với các bs khoa Ngoại Tổng hợp cùng ê kíp khoa Phẫu thuật Gây mê hồi sức. Ca mổ được thực hiện hết sức khẩn trương, ngay sau khi mổ vào bụng bệnh nhân đã được kẹp cuống gan toàn bộ, hút ra từ bụng bệnh nhân 3 lít máu đỏ tươi, kèm khoảng 300 gam máu cục. Sau đó nguyên nhân chảy máu được xác định rõ là do khối u gan HPT 5 đường kính khoảng 4cm vỡ trên nền bệnh nhân có xơ gan (bệnh nhân viêm gan virus B). Ngay sau đó, bệnh nhân được tiến hành cắt khối u gan HPT 5 (có gửi giải phẫu bệnh sau mổ). Sau hơn 3 tiếng phẫu thuật, bệnh nhân được chuyển về phòng hồi sức sau mổ. Sau một tuần nằm điều trị, chăm sóc tích cực sau mổ, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch, không có dấu hiệu suy gan và chưa phát hiện biến chứng nào khác, có thể ăn uống bình thường và đang tập vận động.
Chị N.N.T - Vợ của bệnh nhân xúc động chia sẻ: “Chồng tôi như từ cõi chết trở về. Hôm đó rất may mắn anh ấy đã được các bác sỹ mổ cấp cứu kịp thời. Gia đình tôi mang ơn Bệnh viện, đặc biệt là bác sỹ Hải và mọi người trong kíp mổ. Giờ sức khỏe chồng tôi đã ổn định, ăn uống được và nói chuyện vui vẻ”.
Bệnh nhân là anh N.N.C, 36 tuổi, trú tại huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, anh có tiền sử bị viêm gan B. Khoảng 17 giờ 30 ngày 10/3/2022 anh N.N.C được đồng nghiệp đưa vào Bệnh viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, hoa mắt chóng mặt, da niêm mạc nhợt, huyết áp 70/40 mmHg.
Ngay sau khi nhập viện, bệnh nhân được chẩn đoán Sốc mất máu, tiên lương rất nặng. Sau đó bệnh nhân được hồi sức tích cực, tiến hành làm các xét nghiệm cận lâm sàng, siêu âm cấp cứu tại giường bệnh. Các bác sĩ phát hiện bệnh nhân có một khối u gan bị vỡ, ổ bụng có nhiều máu. Nhận định đây là một ca sốc mất máu nặng do u gan vỡ có nguy cơ tử vong cao nếu không được can thiệp mổ cấp cứu tối khẩn cấp (thông thường những ca u gan vỡ gây chảy máu sẽ được chụp cắt lớp vi tính ổ bụng trước khi quyết định can thiệp nút mạch hoặc phẫu thuật nhưng bệnh nhân này sau khi hồi sức tích cực huyết áp vẫn không cải thiện và không thể chụp CLVT cho bệnh nhân). Bệnh viện nhanh chóng kích hoạt báo động đỏ nội viện, các Y bác sỹ đã khẩn trương chuyển bệnh nhân lên phòng mổ nhanh nhất có thể để “chạy đua” với ‘tử thần”.
Bệnh nhân N.N.C được đưa vào phòng mổ lúc 18 giờ. Kíp mổ gồm các bác sỹ Khoa Ngoại – Xạ trị và Y học hạt nhân phối hợp với các bs khoa Ngoại Tổng hợp cùng ê kíp khoa Phẫu thuật Gây mê hồi sức. Ca mổ được thực hiện hết sức khẩn trương, ngay sau khi mổ vào bụng bệnh nhân đã được kẹp cuống gan toàn bộ, hút ra từ bụng bệnh nhân 3 lít máu đỏ tươi, kèm khoảng 300 gam máu cục. Sau đó nguyên nhân chảy máu được xác định rõ là do khối u gan HPT 5 đường kính khoảng 4cm vỡ trên nền bệnh nhân có xơ gan (bệnh nhân viêm gan virus B). Ngay sau đó, bệnh nhân được tiến hành cắt khối u gan HPT 5 (có gửi giải phẫu bệnh sau mổ). Sau hơn 3 tiếng phẫu thuật, bệnh nhân được chuyển về phòng hồi sức sau mổ. Sau một tuần nằm điều trị, chăm sóc tích cực sau mổ, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch, không có dấu hiệu suy gan và chưa phát hiện biến chứng nào khác, có thể ăn uống bình thường và đang tập vận động.
Chị N.N.T - Vợ của bệnh nhân xúc động chia sẻ: “Chồng tôi như từ cõi chết trở về. Hôm đó rất may mắn anh ấy đã được các bác sỹ mổ cấp cứu kịp thời. Gia đình tôi mang ơn Bệnh viện, đặc biệt là bác sỹ Hải và mọi người trong kíp mổ. Giờ sức khỏe chồng tôi đã ổn định, ăn uống được và nói chuyện vui vẻ”.
BSCKII. Nguyễn Thanh Hải – Trưởng khoa Ngoại Xạ trị & Y học hạt nhân cho biết: Gan là tạng đặc lớn nhất của cơ thể, u gan vỡ là một cấp cứu khẩn cấp, bệnh nhân có thể tử vong do mất máu cấp. Thông thường khi phát hiện u gan vỡ, bệnh nhân sẽ được hồi sức tích cực bằng truyền dịch, truyền máu,… đồng thời tiến hành siêu âm và đặc biệt là chụp CLVT gan. Kết quả CLVT sẽ giúp các BS đánh giá vị trí khối u, tình trạng chảy máu (đang chảy máu hay đã cầm máu), và một số thông tin khác. Dựa trên kết quả CLVT các BS sẽ quyết định tiếp tục hồi sức nội khoa đơn thuần hoặc nút mạch (khi có ổ thoát thuốc trên phim chụp CLVT). Nếu nút mạch không thực hiện được hoặc thất bại thì mới phải can thiệp phẫu thuật. Với hệ thống can thiệp mạch hiện đại cùng ê kíp các bác sỹ và kỹ thuật viên nhiều kinh nghiệm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh đã điều trị nhiều ca bệnh vỡ tạng đặc (u gan vỡ, vỡ gan do chấn thương, vỡ lách) được nút mạch thành công mà không phải phẫu thuật. Bệnh nhân này của chúng tôi nhập viện trong tình trạng sốc mất máu nặng nên ngay cả việc chụp CLVT cho bệnh nhân cũng không thực hiện được, chỉ định phẫu thuật tối khẩn cấp là bắt buộc để kịp thời cứu sống người bệnh.
Những năm qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh triển khai thực hiện kích hoạt hệ thống báo động đỏ mỗi khi có cấp cứu bệnh nhân nặng nên công việc cấp cứu bệnh nhân nặng diễn ra rất khẩn trương - Ngay từ khi tiếp đón ban đầu, khoa học, chặt chẽ, phát huy được sức mạnh tập thể và đã cứu sống được nhiều bệnh nhân nặng.
Những bệnh nhân viêm gan B, viêm gan C cần được khám định kỳ hàng năm để phát hiện sớm khối u gan vì đây là nhóm bệnh nhân có nguy cơ cao mắc ung thư tế bào gan. Việc phát hiện sớm sẽ giúp cho việc điều trị có hiệu quả rõ rệt, thậm chí là khỏi hoàn toàn. Mọi người cần lưu ý thực hiện tiêm phòng vắc xin viêm gan B, hạn chế rượu bia, kiểm tra sức khỏe định kì 6 tháng/lần, ăn uống khoa học, hoạt động thể dục thường xuyên để ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh về gan./.
Những năm qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh triển khai thực hiện kích hoạt hệ thống báo động đỏ mỗi khi có cấp cứu bệnh nhân nặng nên công việc cấp cứu bệnh nhân nặng diễn ra rất khẩn trương - Ngay từ khi tiếp đón ban đầu, khoa học, chặt chẽ, phát huy được sức mạnh tập thể và đã cứu sống được nhiều bệnh nhân nặng.
Những bệnh nhân viêm gan B, viêm gan C cần được khám định kỳ hàng năm để phát hiện sớm khối u gan vì đây là nhóm bệnh nhân có nguy cơ cao mắc ung thư tế bào gan. Việc phát hiện sớm sẽ giúp cho việc điều trị có hiệu quả rõ rệt, thậm chí là khỏi hoàn toàn. Mọi người cần lưu ý thực hiện tiêm phòng vắc xin viêm gan B, hạn chế rượu bia, kiểm tra sức khỏe định kì 6 tháng/lần, ăn uống khoa học, hoạt động thể dục thường xuyên để ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh về gan./.
T/g: Hoàng Thu Nga - Phòng CTXH
Phòng Công Nghệ Thông Tin