Xu thế già hóa dân số ở nước ta và vấn đề chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Người cao tuổi chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu dân số nước ta và là một trong những nhóm người dễ tổn thương trong xã hội, cần được bảo vệ và chăm sóc sức khỏe toàn diện. Là một nước có thu nhập trung bình thấp nhưng Việt Nam đã bước vào giai đoạn già hóa dân số với tốc độ rất nhanh. Hiện tại, nước ta đang trong giai đoạn cuối của thời kỳ cơ cấu dân số vàng, bước đầu vào giai đoạn già hóa. Việt Nam nằm trong số 10 nước có tốc độ già hóa nhanh nhất trên thế giới.
Khoảng 95% người cao tuổi có bệnh, chủ yếu là bệnh mãn tính không lây truyền, trung bình 1 người cao tuổi Việt Nam mắc 3 bệnh. Trong khi đó, hệ thống chăm sóc sức khỏe chưa đáp được nhu cầu ngày càng tăng của người cao tuổi. Đối với người cao tuổi, chăm sóc y tế là điều quan trọng nhất. Nhiệm vụ này cần được Nhà nước, gia đình và xã hội cùng quan tâm thực hiện. Bệnh tật ở người cao tuổi chủ yếu là bệnh không lây nhiễm và mạn tính nên chi phí chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng cao. Bên cạnh đó, người cao tuổi còn có những yêu cầu khác biệt, đặc thù về chăm sóc sức khỏe. Đặc điểm bệnh lý của người cao tuổi cũng khác với các lứa tuổi khác như lão hóa các cơ quan, tính chất đa bệnh lý, các hội chứng đặc trưng ở người cao tuổi; sử dụng nhiều thuốc, tình trạng phụ thuộc; tăng nguy cơ tai biến. Bệnh nhân cao tuổi thường có các hội chứng lão khoa đặc trưng (như hội chứng dễ bị tổn thương, sa sút trí tuệ, rối loạn vận động, suy dinh dưỡng, giảm hoạt động chức năng, lú lẫn, trầm cảm, loét, mất nước) có nguy cơ tai biến điều trị cao… Chính vì thế, ngành Y tế cần đáp ứng đầy đủ nhu cầu khám chữa bệnh của người cao tuổi với chất lượng ngày càng cao, chi phí và hình thức phù hợp; đồng thời, phối hợp chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cơ sở y tế và dựa vào cộng đồng. Trong đó, việc thành lập khoa Lão khoa trong các bệnh viện sẽ giúp người cao tuổi được chăm sóc một cách chuyên nghiệp, toàn diện và liên tục.
Bên cạnh việc đẩy mạnh tổ chức và triển khai thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi thì một việc rất quan trọng khác là cần tạo điều kiện cho người cao tuổi lao động trong khả năng, để một mặt tạo ra thu nhập cho cá nhân người cao tuổi, mặt khác, góp phần giảm tác động bất lợi đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội do sự biến động của cơ cấu dân số gây ra. Rõ ràng, người cao tuổi là một nguồn lực quan trọng của xã hội. Người cao tuổi là những người có kiến thức, kinh nghiệm, trong số họ, rất nhiều người là những chuyên gia, người lao động trình độ cao của các ngành, lĩnh vực; có sức khỏe, có nguyện vọng tiếp tục cống hiến cho gia đình và xã hội. Họ không muốn nghỉ ngơi thụ động, phụ thuộc vào con cái mà muốn có cuộc sống chủ động, tích cực, tham gia công việc gia đình, xã hội. Vì vậy, Nhà nước và xã hội cần thay đổi quan niệm, cách tiếp cận, cách nhìn đối với vấn đề người cao tuổi. Người cao tuổi không chỉ là vấn đề cần giải quyết mà còn là cơ hội, nguồn lực cho sự phát triển, cần quan tâm tạo cơ chế, chính sách để thu hút, khai thác nguồn lực đó một cách hiệu quả.
Khoảng 95% người cao tuổi có bệnh, chủ yếu là bệnh mãn tính không lây truyền, trung bình 1 người cao tuổi Việt Nam mắc 3 bệnh. Trong khi đó, hệ thống chăm sóc sức khỏe chưa đáp được nhu cầu ngày càng tăng của người cao tuổi. Đối với người cao tuổi, chăm sóc y tế là điều quan trọng nhất. Nhiệm vụ này cần được Nhà nước, gia đình và xã hội cùng quan tâm thực hiện. Bệnh tật ở người cao tuổi chủ yếu là bệnh không lây nhiễm và mạn tính nên chi phí chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng cao. Bên cạnh đó, người cao tuổi còn có những yêu cầu khác biệt, đặc thù về chăm sóc sức khỏe. Đặc điểm bệnh lý của người cao tuổi cũng khác với các lứa tuổi khác như lão hóa các cơ quan, tính chất đa bệnh lý, các hội chứng đặc trưng ở người cao tuổi; sử dụng nhiều thuốc, tình trạng phụ thuộc; tăng nguy cơ tai biến. Bệnh nhân cao tuổi thường có các hội chứng lão khoa đặc trưng (như hội chứng dễ bị tổn thương, sa sút trí tuệ, rối loạn vận động, suy dinh dưỡng, giảm hoạt động chức năng, lú lẫn, trầm cảm, loét, mất nước) có nguy cơ tai biến điều trị cao… Chính vì thế, ngành Y tế cần đáp ứng đầy đủ nhu cầu khám chữa bệnh của người cao tuổi với chất lượng ngày càng cao, chi phí và hình thức phù hợp; đồng thời, phối hợp chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cơ sở y tế và dựa vào cộng đồng. Trong đó, việc thành lập khoa Lão khoa trong các bệnh viện sẽ giúp người cao tuổi được chăm sóc một cách chuyên nghiệp, toàn diện và liên tục.
Bên cạnh việc đẩy mạnh tổ chức và triển khai thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi thì một việc rất quan trọng khác là cần tạo điều kiện cho người cao tuổi lao động trong khả năng, để một mặt tạo ra thu nhập cho cá nhân người cao tuổi, mặt khác, góp phần giảm tác động bất lợi đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội do sự biến động của cơ cấu dân số gây ra. Rõ ràng, người cao tuổi là một nguồn lực quan trọng của xã hội. Người cao tuổi là những người có kiến thức, kinh nghiệm, trong số họ, rất nhiều người là những chuyên gia, người lao động trình độ cao của các ngành, lĩnh vực; có sức khỏe, có nguyện vọng tiếp tục cống hiến cho gia đình và xã hội. Họ không muốn nghỉ ngơi thụ động, phụ thuộc vào con cái mà muốn có cuộc sống chủ động, tích cực, tham gia công việc gia đình, xã hội. Vì vậy, Nhà nước và xã hội cần thay đổi quan niệm, cách tiếp cận, cách nhìn đối với vấn đề người cao tuổi. Người cao tuổi không chỉ là vấn đề cần giải quyết mà còn là cơ hội, nguồn lực cho sự phát triển, cần quan tâm tạo cơ chế, chính sách để thu hút, khai thác nguồn lực đó một cách hiệu quả.
Minh họa: Dân số già tại Việt Nam
T/g: Hoàng Tâm – ĐT&CĐT
Công Nghệ Thông Tin