VIỆT NAM CHIẾN THẮNG BỆNH LAO
Ngày Thế giới Phòng chống lao được tổ chức vào ngày 24 tháng 3 hàng năm nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về những ảnh hưởng nghiêm trọng của bệnh lao tới sức khỏe con người, kinh tế và xã hội; đồng thời thúc đẩy nỗ lực chấm dứt bệnh lao trên toàn cầu. Vào ngày 24 tháng 3 năm 1882 tại Berlin, Robert Koch đã công bố việc phát hiện ra vi khuẩn lao, mở ra con đường chẩn đoán và chữa khỏi căn bệnh này.
Ngày Thế giới Phòng chống lao năm 2023
Chủ đề của Ngày Thế giới Phòng chống Lao năm nay trên toàn cầu là "YES! WE CAN END TB" (ĐÚNG! CHÚNG TA CÓ THỂ CHẤM DỨT BỆNH LAO). Chủ đề năm nay mang đến niềm hy vọng và niềm tin mạnh mẽ như một lời khẳng định đanh thép của tất cả chúng ta rằng việc chấm dứt bệnh lao là hoàn toàn có thể. Chủ đề nhấn mạnh về việc huy động sức mạnh tổng thể, thu hút sự quan tâm, tập trung mọi nguồn lực nhằm đẩy mạnh cuộc chiến chống bệnh lao. Những kết quả phục hồi công tác phòng chống lao tại các nước có gánh nặng bệnh lao cao sau ảnh hưởng của đại dịch COVID- 19 đã cho thấy chúng ta hoàn toàn có thể đến gần hơn với mục tiêu chấm dứt bệnh lao.
Ngày Thế giới Phòng chống Lao năm nay trên toàn cầu là "YES! WE CAN END TB" (ĐÚNG! CHÚNG TA CÓ THỂ CHẤM DỨT BỆNH LAO)
Năm 2023 là một năm rất quan trọng để chúng ta cùng vào cuộc, đây được coi là "năm của hy vọng" để nhận được sự chung tay, tập hợp sức mạnh của toàn cầu trong tiến trình thanh toán bệnh lao. Chủ đề lạc quan này mang đến nguồn năng lượng tràn đầy, thôi thúc và thể hiện tinh thần quyết tâm cao độ, đồng thời cho thấy sự cấp bách và cần thiết của việc đẩy mạnh đầu tư, mở rộng quy mô, tăng tốc độ thực hiện nhiều hơn vào việc chẩn đoán, điều trị dự phòng và chăm sóc bệnh lao sẽ cứu sống thêm hàng triệu người.
Theo báo cáo bệnh lao toàn cầu của WHO (Global TB Report) năm 2022, số lượng tử vong do bệnh lao đã tăng lên trong hai năm liên tiếp và lần đầu tiên ước tính số lượng người mới mắc bệnh lao hàng năm cũng đã tăng lên sau hơn một thập kỷ. Chúng ta cũng biết rằng mặc dù đã tiến gần hơn đến việc đạt được một số mục tiêu về bệnh lao đề ra trong cuộc họp cấp cao của Liên hợp quốc năm 2022, nhiều mục tiêu vẫn chưa đạt được.
Tuy nhiên, chúng ta cũng đã được chứng kiến những nỗ lực đáng kinh ngạc của một số quốc gia nhằm khắc phục tác động nặng nề của COVID-19 đối với công tác phòng chống bệnh lao ở quốc gia họ. Chúng ta cũng thấy việc ưu tiên nghiên cứu và đảm bảo khả năng tiếp cận các chẩn đoán mới, phác đồ điều trị và phòng ngừa mới, các khuyến nghị và hướng dẫn mới. Chúng ta thấy được tiếng nói của những người bị ảnh hưởng bởi bệnh lao ngày càng được coi trọng và họ đóng vai trò trung tâm trong việc ứng phó với bệnh lao ở nhiều quốc gia.
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG - WHO Report 2022 - Global Tuberculosis Control), đại dịch COVID-19 đã có tác động nghiêm trọng đến công tác chẩn đoán và điều trị lao trong những năm vừa qua. Toàn bộ những tiến độ đã đạt được tính đến năm 2019 đã bị chậm lại, đình trệ, hoặc là hoàn toàn đảo ngược, mục tiêu thanh toán bệnh lao toàn cầu đã bị chệch hướng.
Tác động rõ ràng nhất chính là sự sụt giảm lớn về số bệnh nhân lao được phát hiện trên toàn cầu. Từ mức cao nhất là phát hiện 7,1 triệu người bệnh năm 2019, đã giảm xuống 5,8 triệu vào năm 2020 (giảm 18%), trở lại mức phát hiện của năm 2012. Năm 2021, số phát hiện bệnh nhân lao đã phục hồi một phần, lên mức 6,4 triệu trường hợp được phát hiện (mức phát hiện của năm 2016-2017). 3 quốc gia ảnh hưởng lớn nhất đến sự sụt giảm này là Ấn Độ, Indonesia và Philippines (chiếm 67% tổng số sụt giảm toàn cầu). Tuy đã có sự phục hồi vào năm 2021, tỷ lệ sụt giảm tại các quốc gia này vẫn chiếm tới 60% mức độ sụt giảm toàn cầu so với năm 2019. Một số quốc gia có gánh nặng bệnh lao cao khác có mức giảm trên 20% là Bangladesh (2020), Lesotho (2020 và 2021), Myanmar (2020 và 2021), Mongolia (2021) và Việt Nam (2021).
Giảm số ca bệnh lao được thông báo năm 2020 và 2021 có thể làm tăng số bệnh nhân lao chưa được phát hiện và điều trị, dẫn đến tăng số ca tử vong do lao và mức độ lây truyền trong cộng đồng. Ước tính trên toàn cầu vào năm 2021, số ca tử vong do lao là 1,4 triệu trường hợp trong nhóm người không có HIV và 187.000 trong nhóm người sống chung với HIV. Ước tính có khoảng 10,6 triệu người mắc lao trên toàn cầu vào năm 2021, tăng 4,5% so với năm 2020 (10,1 triệu). Tỷ lệ mắc mới lao cũng tăng 3,6% trong năm 2021 so với năm 2020, đảo ngược mức độ giảm 2% hàng năm đã tồn tại trong 2 thập kỷ. Số trường hợp mắc lao kháng thuốc cũng tăng lên trong năm 2021, với 450.000 trường hợp mắc mới.
Ngày Thế giới Phòng chống lao của Việt Nam năm 2023
Trên cơ sở chủ đề của thế giới, áp dụng vào tình hình thực tế tại Việt Nam, Chủ đề Ngày thế giới phòng chống lao năm 2023 của Việt Nam là "VIỆT NAM CHIẾN THẮNG BỆNH LAO". Đây là một chủ đề dễ nhớ, như một lời khẳng định, thể hiện quyết tâm cao của cả mọi tầng lớp nhân dân trong cuộc chiến đẩy lùi bệnh lao.
Việt Nam hiện vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao với 169.000 người người mắc bệnh lao và 12.000 người tử vong do lao năm 2021 (báo cáo Global Tuberculosis Report 2022 - WHO). Trong đó, 63% bệnh nhân lao thường, 98% bệnh nhân lao kháng thuốc và gia đình đối mặt với những chi phí thảm họa - nghĩa là chi phí cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh lao vượt quá 20% thu nhập hàng năm của cả hộ gia đình. 70% người mắc lao ở trong độ tuổi lao động. Vì vậy, lao thực sự là một vấn đề ảnh hưởng đến kinh tế từng gia đình nói riêng và đất nước nói chung. Đầu tư cho chấm dứt bệnh lao là đầu tư cho phát triển bền vững. Chấm dứt bệnh lao ở Việt Nam nghĩa là tránh đi cái chết không đáng có của hơn 12.000 người một năm hiện nay và hàng trăm ngàn gia đình không phải lo lắng vì có người mắc lao.
COVID-19 và lao đều là 2 căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, lây lan qua không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe con người nhưng bệnh lao vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Bệnh lao là kẻ giết người thầm lặng. Không ai bị mắc lao mà tử vong ngay, bệnh thường kéo dài âm thầm và phát hiện muộn. Từ khi phát bệnh đến khi tử vong thì đã lây sang rất nhiều người khác. Vì vậy, phát hiện sớm, chủ động truy vết không những cứu sống cho người bệnh mà còn giảm nhanh nguồn lây lan cho cộng đồng và giảm nhanh dịch tễ bệnh lao.
Hàng năm, cả nước phát hiện và đưa vào điều trị hơn 100.000 người mắc lao. Tuy nhiên, tỷ lệ bệnh nhân được phát hiện và báo cáo mới chỉ đạt 60%, có nghĩa là có tới 40% số bệnh nhân lao chưa được phát hiện hoặc được phát hiện nhưng chưa được báo cáo. Tỷ lệ khỏi bệnh được duy trì ở mức trên 90% với bệnh nhân lao mới, ~ 70% với bệnh nhân lao đa kháng thuốc sử dụng phác đồ dài hạn và 80% với bệnh nhân lao đa kháng thuốc sử dụng phác đồ ngắn hạn. Các công nghệ mới, thuốc mới, tiếp cận mới trên thế giới đã được áp dụng hiệu quả cao tại Việt Nam, ngay cả với lao đa kháng và siêu kháng thuốc. Chấm dứt bệnh lao ở Việt Nam nghĩa là tránh đi cái chết không đáng có của gần 12.000 người một năm hiện nay và hàng trăm ngàn gia đình không phải lo lắng vì có người mắc lao.
Nhờ triển khai Chiến lược 2X, chúng ta có thể phát hiện sớm ca bệnh, đưa vào điều trị và cắt đứt nguồn lây của bệnh lao. Ví dụ, dự án USAID Hỗ trợ Chấm dứt Bệnh lao, do tổ chức FHI 360 thực hiện, đã hỗ trợ 8 tỉnh ưu tiên triển khai các hoạt động cải thiện dịch vụ phát hiện lao, lao tiềm ẩn áp dụng chiến lược 2X và đưa vào điều trị. Với sự hỗ trợ này, từ tháng 8/2020 đến 31/12/2022, 8.832 người mắc lao và 6.774 người nhiễm lao tiềm ẩn đã được phát hiện. Ngoài ra, dự án đã phối hợp với CLCLQG xây dựng các hướng dẫn, quy trình kỹ thuật quốc gia nhằm đảm bảo tiếp cận xu hướng chẩn đoán và điều trị mới, nâng cao năng lực mạng lưới phòng chống lao và hệ thống chẩn đoán, và xây dựng các văn bản chính sách và hỗ trợ các tỉnh ưu tiên triển khai khám chữa bệnh lao thông qua quỹ bảo hiểm y tế. Đối với hoạt động hỗ trợ công nghệ thông tin và chuyển đổi số y tế, dự án đã hỗ trợ nâng cấp hệ thống VITIMES nhằm đáp ứng đầy đủ các chức năng quản lý bệnh nhân lao, lao tiềm ẩn và hỗ trợ kết nối với một số hệ thống HIS trong bệnh viện. Trong năm 2023 và các năm tiếp theo, dự án hỗ trợ kỹ thuật cho 63 tỉnh của CTCLQG trong việc nâng cao năng lực triển khai chiến lược 2X.
Tình hình bệnh lao và sự hồi phục của công tác phòng chống lao sau đại dịch COVID - 19 tại Việt Nam
Dịch tễ lao ở Việt nam còn cao, xếp thứ 11 trong 30 nước có gánh nặng bệnh nhân lao cao trên thế giới và xếp thứ 11 trong số 30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất trên toàn cầu. Đặc biệt là 2 năm diễn ra dịch COVID-19 (năm 2020-2021), công tác phòng chống lao tại nước ta chịu ảnh hưởng nghiêm trọng. Năm 2021, Việt Nam là một trong những quốc gia có mức độ giảm phát hiện bệnh lao cao nhất toàn cầu do ảnh hưởng của đại dịch.
Người dân không hoặc khó tiếp cận với các dịch vụ y tế, đặc biệt là các dịch vụ chẩn đoán, điều trị lao. Nhiều cơ sở y tế, bệnh viện trong hệ thống phòng chống lao trên toàn quốc được phân công điều trị bệnh nhân Covid-19.
Cũng vì thế, công tác phòng chống bệnh lao bị đình trệ. Nhiều tỉnh thành thiếu vật tư và trang thiết bị gây khó khăn cho các bệnh viện hoạt động khám chữa bệnh lao, bệnh phổi. Các hoạt động phát hiện bệnh nhân lao cũng bị ảnh hưởng, không triển khai được do thực hiện giãn cách xã hội.
Hậu quả là giảm số lượng bệnh nhân lao mới được phát hiện. Cụ thể, trong năm 2020 số lượng bệnh nhân lao được phát hiện và điều trị trên toàn quốc chỉ giảm nhẹ 3,1% so với năm 2019. Tuy nhiên, đến năm 2021 với dịch Covid-19 diễn biến nặng nề, đặc biệt với các quy định giãn cách xã hội, số bệnh nhân lao phát hiện giảm đến 22% so với năm 2020 và giảm 24,5% so với năm 2019. Mức độ giảm này thậm chí còn cao hơn mức giảm trên toàn cầu năm 2020 (khoảng 18%).
Trong năm 2022, đại dịch COVID-19 vẫn chưa hoàn toàn kết thúc, số ca mắc COVID-19 trong cộng đồng vẫn còn tồn tại, do đó, song song với tăng cường công tác phòng chống lao tại các tuyến, các biện pháp đảm bảo an toàn bệnh viện, an toàn của cộng đồng trước đại dịch COVID-19 cũng cần phải được lưu tâm.
Số liệu phát hiện của CTCLQG năm 2022 (103.120) đã có sự cải thiện đáng kể để phục hồi lại chất lượng và tác động tích cực của chương trình so với cùng kỳ năm 2021 (tăng 30,6%), thậm chí cao hơn cả cùng kỳ năm 2020 (tăng 1,8%).
Tuy nhiên, do chỉ tiêu cam kết với QTC cho giai đoạn 2021 - 2023 ở mức cao nhằm hướng đến mục tiêu chấm dứt bệnh lao vào năm 2030, số ca bệnh lao được thông báo năm 2022 của CTCLQG chỉ mới đạt được 74,2% chỉ tiêu kế hoạch cả năm (103.120 ca bệnh/chỉ tiêu 139.000 ca). Mặc dù vậy, việc phục hồi hoạt động phát hiện và công tác chống lao tại các địa phương ngang bằng với giai đoạn trước COVID-19 đã cho thấy những nỗ lực to lớn của hệ thống chống lao trên toàn quốc.
Giống như nhiều quốc gia khác, Việt Nam chúng ta đang phải đối mặt nguy cơ bệnh lao bùng phát trong cộng đồng. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính trong 2 năm 2020-2021, số lượng và tỷ lệ tử vong do lao tăng trở lại so với giai đoạn trước đây, cụ thể, số lượng bệnh nhân tử vong do lao trong năm 2021 được ước tính là 12.000 người, tăng 35,8% với năm 2020. Nếu không được phát hiện và điều trị, tỷ lệ tử vong của bệnh nhân lao rất cao, khoảng 50%.
Trước tình hình bệnh lao đối mặt với nhiều thách thức sau đại dịch COVID-19, CTCLQG dự kiến điều chỉnh thời gian chấm dứt bệnh lao vào năm 2035, phù hợp với Chiến lược Chấm dứt bệnh lao toàn cầu. Chương trình chống lao quốc gia cần được đầu tư rất nhiều nguồn lực để bảo đảm tất cả bệnh nhân lao được khám, phát hiện và điều trị, ưu tiên tăng cường phát hiện bệnh lao trên toàn quốc, đặc biệt là phát hiện chủ động trong cộng đồng, phát hiện tích cực tại cơ sở y tế, kết hợp phát hiện thường quy, tiếp sau đó là đảm bảo chất lượng quản lý điều trị, mở rộng hệ thống xét nghiệm nhanh, chính xác để kịp thời phát hiện sớm bệnh nhân mắc lao và ngăn chặn nguồn lây.
CTCLQG đồng hành cùng với rất nhiều các tổ chức quốc tế trong việc áp dụng các sáng kiến và mô hình tiếp cận mới để tiến tới mục tiêu tăng cường phát hiện bệnh lao và tiến tới chấm dứt bệnh lao vào năm 2035./.
Nguồn: syt.bacninh.gov.vn
Ngày Thế giới Phòng chống lao năm 2023
Chủ đề của Ngày Thế giới Phòng chống Lao năm nay trên toàn cầu là "YES! WE CAN END TB" (ĐÚNG! CHÚNG TA CÓ THỂ CHẤM DỨT BỆNH LAO). Chủ đề năm nay mang đến niềm hy vọng và niềm tin mạnh mẽ như một lời khẳng định đanh thép của tất cả chúng ta rằng việc chấm dứt bệnh lao là hoàn toàn có thể. Chủ đề nhấn mạnh về việc huy động sức mạnh tổng thể, thu hút sự quan tâm, tập trung mọi nguồn lực nhằm đẩy mạnh cuộc chiến chống bệnh lao. Những kết quả phục hồi công tác phòng chống lao tại các nước có gánh nặng bệnh lao cao sau ảnh hưởng của đại dịch COVID- 19 đã cho thấy chúng ta hoàn toàn có thể đến gần hơn với mục tiêu chấm dứt bệnh lao.
Ngày Thế giới Phòng chống Lao năm nay trên toàn cầu là "YES! WE CAN END TB" (ĐÚNG! CHÚNG TA CÓ THỂ CHẤM DỨT BỆNH LAO)
Năm 2023 là một năm rất quan trọng để chúng ta cùng vào cuộc, đây được coi là "năm của hy vọng" để nhận được sự chung tay, tập hợp sức mạnh của toàn cầu trong tiến trình thanh toán bệnh lao. Chủ đề lạc quan này mang đến nguồn năng lượng tràn đầy, thôi thúc và thể hiện tinh thần quyết tâm cao độ, đồng thời cho thấy sự cấp bách và cần thiết của việc đẩy mạnh đầu tư, mở rộng quy mô, tăng tốc độ thực hiện nhiều hơn vào việc chẩn đoán, điều trị dự phòng và chăm sóc bệnh lao sẽ cứu sống thêm hàng triệu người.
Theo báo cáo bệnh lao toàn cầu của WHO (Global TB Report) năm 2022, số lượng tử vong do bệnh lao đã tăng lên trong hai năm liên tiếp và lần đầu tiên ước tính số lượng người mới mắc bệnh lao hàng năm cũng đã tăng lên sau hơn một thập kỷ. Chúng ta cũng biết rằng mặc dù đã tiến gần hơn đến việc đạt được một số mục tiêu về bệnh lao đề ra trong cuộc họp cấp cao của Liên hợp quốc năm 2022, nhiều mục tiêu vẫn chưa đạt được.
Tuy nhiên, chúng ta cũng đã được chứng kiến những nỗ lực đáng kinh ngạc của một số quốc gia nhằm khắc phục tác động nặng nề của COVID-19 đối với công tác phòng chống bệnh lao ở quốc gia họ. Chúng ta cũng thấy việc ưu tiên nghiên cứu và đảm bảo khả năng tiếp cận các chẩn đoán mới, phác đồ điều trị và phòng ngừa mới, các khuyến nghị và hướng dẫn mới. Chúng ta thấy được tiếng nói của những người bị ảnh hưởng bởi bệnh lao ngày càng được coi trọng và họ đóng vai trò trung tâm trong việc ứng phó với bệnh lao ở nhiều quốc gia.
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG - WHO Report 2022 - Global Tuberculosis Control), đại dịch COVID-19 đã có tác động nghiêm trọng đến công tác chẩn đoán và điều trị lao trong những năm vừa qua. Toàn bộ những tiến độ đã đạt được tính đến năm 2019 đã bị chậm lại, đình trệ, hoặc là hoàn toàn đảo ngược, mục tiêu thanh toán bệnh lao toàn cầu đã bị chệch hướng.
Tác động rõ ràng nhất chính là sự sụt giảm lớn về số bệnh nhân lao được phát hiện trên toàn cầu. Từ mức cao nhất là phát hiện 7,1 triệu người bệnh năm 2019, đã giảm xuống 5,8 triệu vào năm 2020 (giảm 18%), trở lại mức phát hiện của năm 2012. Năm 2021, số phát hiện bệnh nhân lao đã phục hồi một phần, lên mức 6,4 triệu trường hợp được phát hiện (mức phát hiện của năm 2016-2017). 3 quốc gia ảnh hưởng lớn nhất đến sự sụt giảm này là Ấn Độ, Indonesia và Philippines (chiếm 67% tổng số sụt giảm toàn cầu). Tuy đã có sự phục hồi vào năm 2021, tỷ lệ sụt giảm tại các quốc gia này vẫn chiếm tới 60% mức độ sụt giảm toàn cầu so với năm 2019. Một số quốc gia có gánh nặng bệnh lao cao khác có mức giảm trên 20% là Bangladesh (2020), Lesotho (2020 và 2021), Myanmar (2020 và 2021), Mongolia (2021) và Việt Nam (2021).
Giảm số ca bệnh lao được thông báo năm 2020 và 2021 có thể làm tăng số bệnh nhân lao chưa được phát hiện và điều trị, dẫn đến tăng số ca tử vong do lao và mức độ lây truyền trong cộng đồng. Ước tính trên toàn cầu vào năm 2021, số ca tử vong do lao là 1,4 triệu trường hợp trong nhóm người không có HIV và 187.000 trong nhóm người sống chung với HIV. Ước tính có khoảng 10,6 triệu người mắc lao trên toàn cầu vào năm 2021, tăng 4,5% so với năm 2020 (10,1 triệu). Tỷ lệ mắc mới lao cũng tăng 3,6% trong năm 2021 so với năm 2020, đảo ngược mức độ giảm 2% hàng năm đã tồn tại trong 2 thập kỷ. Số trường hợp mắc lao kháng thuốc cũng tăng lên trong năm 2021, với 450.000 trường hợp mắc mới.
Ngày Thế giới Phòng chống lao của Việt Nam năm 2023
Trên cơ sở chủ đề của thế giới, áp dụng vào tình hình thực tế tại Việt Nam, Chủ đề Ngày thế giới phòng chống lao năm 2023 của Việt Nam là "VIỆT NAM CHIẾN THẮNG BỆNH LAO". Đây là một chủ đề dễ nhớ, như một lời khẳng định, thể hiện quyết tâm cao của cả mọi tầng lớp nhân dân trong cuộc chiến đẩy lùi bệnh lao.
Việt Nam hiện vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao với 169.000 người người mắc bệnh lao và 12.000 người tử vong do lao năm 2021 (báo cáo Global Tuberculosis Report 2022 - WHO). Trong đó, 63% bệnh nhân lao thường, 98% bệnh nhân lao kháng thuốc và gia đình đối mặt với những chi phí thảm họa - nghĩa là chi phí cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh lao vượt quá 20% thu nhập hàng năm của cả hộ gia đình. 70% người mắc lao ở trong độ tuổi lao động. Vì vậy, lao thực sự là một vấn đề ảnh hưởng đến kinh tế từng gia đình nói riêng và đất nước nói chung. Đầu tư cho chấm dứt bệnh lao là đầu tư cho phát triển bền vững. Chấm dứt bệnh lao ở Việt Nam nghĩa là tránh đi cái chết không đáng có của hơn 12.000 người một năm hiện nay và hàng trăm ngàn gia đình không phải lo lắng vì có người mắc lao.
COVID-19 và lao đều là 2 căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, lây lan qua không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe con người nhưng bệnh lao vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Bệnh lao là kẻ giết người thầm lặng. Không ai bị mắc lao mà tử vong ngay, bệnh thường kéo dài âm thầm và phát hiện muộn. Từ khi phát bệnh đến khi tử vong thì đã lây sang rất nhiều người khác. Vì vậy, phát hiện sớm, chủ động truy vết không những cứu sống cho người bệnh mà còn giảm nhanh nguồn lây lan cho cộng đồng và giảm nhanh dịch tễ bệnh lao.
Hàng năm, cả nước phát hiện và đưa vào điều trị hơn 100.000 người mắc lao. Tuy nhiên, tỷ lệ bệnh nhân được phát hiện và báo cáo mới chỉ đạt 60%, có nghĩa là có tới 40% số bệnh nhân lao chưa được phát hiện hoặc được phát hiện nhưng chưa được báo cáo. Tỷ lệ khỏi bệnh được duy trì ở mức trên 90% với bệnh nhân lao mới, ~ 70% với bệnh nhân lao đa kháng thuốc sử dụng phác đồ dài hạn và 80% với bệnh nhân lao đa kháng thuốc sử dụng phác đồ ngắn hạn. Các công nghệ mới, thuốc mới, tiếp cận mới trên thế giới đã được áp dụng hiệu quả cao tại Việt Nam, ngay cả với lao đa kháng và siêu kháng thuốc. Chấm dứt bệnh lao ở Việt Nam nghĩa là tránh đi cái chết không đáng có của gần 12.000 người một năm hiện nay và hàng trăm ngàn gia đình không phải lo lắng vì có người mắc lao.
Nhờ triển khai Chiến lược 2X, chúng ta có thể phát hiện sớm ca bệnh, đưa vào điều trị và cắt đứt nguồn lây của bệnh lao. Ví dụ, dự án USAID Hỗ trợ Chấm dứt Bệnh lao, do tổ chức FHI 360 thực hiện, đã hỗ trợ 8 tỉnh ưu tiên triển khai các hoạt động cải thiện dịch vụ phát hiện lao, lao tiềm ẩn áp dụng chiến lược 2X và đưa vào điều trị. Với sự hỗ trợ này, từ tháng 8/2020 đến 31/12/2022, 8.832 người mắc lao và 6.774 người nhiễm lao tiềm ẩn đã được phát hiện. Ngoài ra, dự án đã phối hợp với CLCLQG xây dựng các hướng dẫn, quy trình kỹ thuật quốc gia nhằm đảm bảo tiếp cận xu hướng chẩn đoán và điều trị mới, nâng cao năng lực mạng lưới phòng chống lao và hệ thống chẩn đoán, và xây dựng các văn bản chính sách và hỗ trợ các tỉnh ưu tiên triển khai khám chữa bệnh lao thông qua quỹ bảo hiểm y tế. Đối với hoạt động hỗ trợ công nghệ thông tin và chuyển đổi số y tế, dự án đã hỗ trợ nâng cấp hệ thống VITIMES nhằm đáp ứng đầy đủ các chức năng quản lý bệnh nhân lao, lao tiềm ẩn và hỗ trợ kết nối với một số hệ thống HIS trong bệnh viện. Trong năm 2023 và các năm tiếp theo, dự án hỗ trợ kỹ thuật cho 63 tỉnh của CTCLQG trong việc nâng cao năng lực triển khai chiến lược 2X.
Tình hình bệnh lao và sự hồi phục của công tác phòng chống lao sau đại dịch COVID - 19 tại Việt Nam
Dịch tễ lao ở Việt nam còn cao, xếp thứ 11 trong 30 nước có gánh nặng bệnh nhân lao cao trên thế giới và xếp thứ 11 trong số 30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất trên toàn cầu. Đặc biệt là 2 năm diễn ra dịch COVID-19 (năm 2020-2021), công tác phòng chống lao tại nước ta chịu ảnh hưởng nghiêm trọng. Năm 2021, Việt Nam là một trong những quốc gia có mức độ giảm phát hiện bệnh lao cao nhất toàn cầu do ảnh hưởng của đại dịch.
Người dân không hoặc khó tiếp cận với các dịch vụ y tế, đặc biệt là các dịch vụ chẩn đoán, điều trị lao. Nhiều cơ sở y tế, bệnh viện trong hệ thống phòng chống lao trên toàn quốc được phân công điều trị bệnh nhân Covid-19.
Cũng vì thế, công tác phòng chống bệnh lao bị đình trệ. Nhiều tỉnh thành thiếu vật tư và trang thiết bị gây khó khăn cho các bệnh viện hoạt động khám chữa bệnh lao, bệnh phổi. Các hoạt động phát hiện bệnh nhân lao cũng bị ảnh hưởng, không triển khai được do thực hiện giãn cách xã hội.
Hậu quả là giảm số lượng bệnh nhân lao mới được phát hiện. Cụ thể, trong năm 2020 số lượng bệnh nhân lao được phát hiện và điều trị trên toàn quốc chỉ giảm nhẹ 3,1% so với năm 2019. Tuy nhiên, đến năm 2021 với dịch Covid-19 diễn biến nặng nề, đặc biệt với các quy định giãn cách xã hội, số bệnh nhân lao phát hiện giảm đến 22% so với năm 2020 và giảm 24,5% so với năm 2019. Mức độ giảm này thậm chí còn cao hơn mức giảm trên toàn cầu năm 2020 (khoảng 18%).
Trong năm 2022, đại dịch COVID-19 vẫn chưa hoàn toàn kết thúc, số ca mắc COVID-19 trong cộng đồng vẫn còn tồn tại, do đó, song song với tăng cường công tác phòng chống lao tại các tuyến, các biện pháp đảm bảo an toàn bệnh viện, an toàn của cộng đồng trước đại dịch COVID-19 cũng cần phải được lưu tâm.
Số liệu phát hiện của CTCLQG năm 2022 (103.120) đã có sự cải thiện đáng kể để phục hồi lại chất lượng và tác động tích cực của chương trình so với cùng kỳ năm 2021 (tăng 30,6%), thậm chí cao hơn cả cùng kỳ năm 2020 (tăng 1,8%).
Tuy nhiên, do chỉ tiêu cam kết với QTC cho giai đoạn 2021 - 2023 ở mức cao nhằm hướng đến mục tiêu chấm dứt bệnh lao vào năm 2030, số ca bệnh lao được thông báo năm 2022 của CTCLQG chỉ mới đạt được 74,2% chỉ tiêu kế hoạch cả năm (103.120 ca bệnh/chỉ tiêu 139.000 ca). Mặc dù vậy, việc phục hồi hoạt động phát hiện và công tác chống lao tại các địa phương ngang bằng với giai đoạn trước COVID-19 đã cho thấy những nỗ lực to lớn của hệ thống chống lao trên toàn quốc.
Giống như nhiều quốc gia khác, Việt Nam chúng ta đang phải đối mặt nguy cơ bệnh lao bùng phát trong cộng đồng. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính trong 2 năm 2020-2021, số lượng và tỷ lệ tử vong do lao tăng trở lại so với giai đoạn trước đây, cụ thể, số lượng bệnh nhân tử vong do lao trong năm 2021 được ước tính là 12.000 người, tăng 35,8% với năm 2020. Nếu không được phát hiện và điều trị, tỷ lệ tử vong của bệnh nhân lao rất cao, khoảng 50%.
Trước tình hình bệnh lao đối mặt với nhiều thách thức sau đại dịch COVID-19, CTCLQG dự kiến điều chỉnh thời gian chấm dứt bệnh lao vào năm 2035, phù hợp với Chiến lược Chấm dứt bệnh lao toàn cầu. Chương trình chống lao quốc gia cần được đầu tư rất nhiều nguồn lực để bảo đảm tất cả bệnh nhân lao được khám, phát hiện và điều trị, ưu tiên tăng cường phát hiện bệnh lao trên toàn quốc, đặc biệt là phát hiện chủ động trong cộng đồng, phát hiện tích cực tại cơ sở y tế, kết hợp phát hiện thường quy, tiếp sau đó là đảm bảo chất lượng quản lý điều trị, mở rộng hệ thống xét nghiệm nhanh, chính xác để kịp thời phát hiện sớm bệnh nhân mắc lao và ngăn chặn nguồn lây.
CTCLQG đồng hành cùng với rất nhiều các tổ chức quốc tế trong việc áp dụng các sáng kiến và mô hình tiếp cận mới để tiến tới mục tiêu tăng cường phát hiện bệnh lao và tiến tới chấm dứt bệnh lao vào năm 2035./.
Nguồn: syt.bacninh.gov.vn
Phạm Thị Thu Hà - Phòng CTXH