BỆNH VIỆN ĐA KHOA BẮC NINH TỔ CHỨC TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TRUY VẾT NGƯỜI TIẾP XÚC VỚI NGƯỜI CÓ XÉT NGHIỆM SARS – COV-2 DƯƠNG TÍNH
Nhằm hướng dẫn nhân viên y tế các khoa, phòng tham gia truy vết người tiếp xúc với ca bệnh để tổ chức cách ly, xử lý kịp thời, ngăn chặn không để dịch lây lan, chiều ngày 30/12/2021 tại Hội trường 1 - Tầng 7 - Nhà C3, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh tổ chức lớp tập huấn về hướng dẫn thực hành truy vết người tiếp xúc với người có xét nghiệm SARS-CoV-2 dương tính cho gần nhân viên y tế của 40 khoa, phòng trực thuộc Bệnh viện.
Tại buổi tập huấn, các học viên được nghe Ths Nguyễn Quốc Huy – Phó phòng Quản lý chất lượng hướng dẫn thực hành truy vết người tiếp xúc với người có xét nghiệm SARS–CoV-2 dương tính. Trong đó, các học viên được hướng dẫn cụ thể về: Những việc cần làm ngay khi có ca bệnh Covid-19 tại khoa, phòng; nguyên tắc, cách thức truy vết, phương pháp gọi điện cho F0 để khai thác đầy đủ thông tin những người tiếp xúc gần tính theo mốc dịch tễ.
Ths Nguyễn Quốc Huy nhấn mạnh hướng dẫn của Bộ Y tế tại Công văn số 11042/BYT-DP ngày 29/12/2021 của Bộ Y tế về việc điều chỉnh định nghĩa ca bệnh COVID-19. Theo đó, các nhóm đối tượng cần phải được tổ chức thực hiện giám sát bệnh COVID-19 gồm: Ca bệnh giám sát (ca bệnh nghi ngờ); ca bệnh xác định (F0); người tiếp xúc gần (F1). Thời kỳ lây truyền của ca bệnh xác định (F0) được tính từ 2 ngày trước khi khởi phát (đối với ca bệnh xác định không có triệu chứng thì thời kỳ lây truyền được tính từ 2 ngày trước ngày được lấy mẫu có kết quả xét nghiệm dương tính) cho đến khi kết quả xét nghiệm âm tính hoặc giá trị CT ≥ 30.
Khi triển khai truy vết, Tổ truy vết của Bệnh viện có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ mạng lưới truy vết khoa phòng thực hiện truy vết F1 và F0 (bao gồm cả nhân viên y tế, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân); hoàn thiện báo cáo kết quả truy vết gửi Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 để kịp thời chỉ đạo. Ths Nguyễn Quốc Huy nêu rõ các bước truy vết F1 được thực hiện như sau:
- Bước 1: Xác định các “mốc dịch tễ”:
- Bước 2: Thông báo các “mốc dịch tễ” cho bộ phận Tổ truy vết Bệnh viện.
- Bước 3: Triển khai truy vết F1 theo hướng dẫn.
- Bước 4: Rà soát và hoàn thiện danh sách F1, báo cáo Ban Chỉ đạo phòng chống dịch.
- Bước 5: Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Bệnh viện chỉ đạo tổ chức cách ly và lấy mẫu bệnh phẩm theo quy định.
Cũng tại buổi tập huấn, BSCKI Nguyễn Đăng Hùng – GĐ Trung tâm Đào tạo & Chỉ đạo tuyến chia sẻ các nội dung chính trong Quyết định 3638/QĐ-BYT ngày 30/7/2021 về cách hướng dẫn tạm thời giám sát phòng chống Covid-19; Quyết định 5525/QĐ-BYT, ngày 01/12/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn phân loại nguy cơ người nhiễm Sars-Cov-2 và định hướng xử trí, cách ly, điều trị.
Ngoài ra, tại buổi tập huấn, các học viên tham gia thảo luận sôi nổi về ca bệnh, cách truy vết. Các thắc mắc về thực hành truy vết đều được giảng viên trao đổi và giải đáp cụ thể, qua đó nhân viên y tế các khoa phòng hiểu rõ về cách truy vết người có tiếp xúc gần với người có xét nghiệm dương tính với SARS-CoV – 2.
Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh xác định việc phát hiện, truy vết và khoanh vùng, cách ly nguồn lây sớm là một trong các biện pháp quan trọng trong phòng chống dịch bệnh lây lan./.
Tại buổi tập huấn, các học viên được nghe Ths Nguyễn Quốc Huy – Phó phòng Quản lý chất lượng hướng dẫn thực hành truy vết người tiếp xúc với người có xét nghiệm SARS–CoV-2 dương tính. Trong đó, các học viên được hướng dẫn cụ thể về: Những việc cần làm ngay khi có ca bệnh Covid-19 tại khoa, phòng; nguyên tắc, cách thức truy vết, phương pháp gọi điện cho F0 để khai thác đầy đủ thông tin những người tiếp xúc gần tính theo mốc dịch tễ.
Ths Nguyễn Quốc Huy nhấn mạnh hướng dẫn của Bộ Y tế tại Công văn số 11042/BYT-DP ngày 29/12/2021 của Bộ Y tế về việc điều chỉnh định nghĩa ca bệnh COVID-19. Theo đó, các nhóm đối tượng cần phải được tổ chức thực hiện giám sát bệnh COVID-19 gồm: Ca bệnh giám sát (ca bệnh nghi ngờ); ca bệnh xác định (F0); người tiếp xúc gần (F1). Thời kỳ lây truyền của ca bệnh xác định (F0) được tính từ 2 ngày trước khi khởi phát (đối với ca bệnh xác định không có triệu chứng thì thời kỳ lây truyền được tính từ 2 ngày trước ngày được lấy mẫu có kết quả xét nghiệm dương tính) cho đến khi kết quả xét nghiệm âm tính hoặc giá trị CT ≥ 30.
Khi triển khai truy vết, Tổ truy vết của Bệnh viện có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ mạng lưới truy vết khoa phòng thực hiện truy vết F1 và F0 (bao gồm cả nhân viên y tế, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân); hoàn thiện báo cáo kết quả truy vết gửi Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 để kịp thời chỉ đạo. Ths Nguyễn Quốc Huy nêu rõ các bước truy vết F1 được thực hiện như sau:
- Bước 1: Xác định các “mốc dịch tễ”:
- Bước 2: Thông báo các “mốc dịch tễ” cho bộ phận Tổ truy vết Bệnh viện.
- Bước 3: Triển khai truy vết F1 theo hướng dẫn.
- Bước 4: Rà soát và hoàn thiện danh sách F1, báo cáo Ban Chỉ đạo phòng chống dịch.
- Bước 5: Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Bệnh viện chỉ đạo tổ chức cách ly và lấy mẫu bệnh phẩm theo quy định.
Cũng tại buổi tập huấn, BSCKI Nguyễn Đăng Hùng – GĐ Trung tâm Đào tạo & Chỉ đạo tuyến chia sẻ các nội dung chính trong Quyết định 3638/QĐ-BYT ngày 30/7/2021 về cách hướng dẫn tạm thời giám sát phòng chống Covid-19; Quyết định 5525/QĐ-BYT, ngày 01/12/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn phân loại nguy cơ người nhiễm Sars-Cov-2 và định hướng xử trí, cách ly, điều trị.
Ngoài ra, tại buổi tập huấn, các học viên tham gia thảo luận sôi nổi về ca bệnh, cách truy vết. Các thắc mắc về thực hành truy vết đều được giảng viên trao đổi và giải đáp cụ thể, qua đó nhân viên y tế các khoa phòng hiểu rõ về cách truy vết người có tiếp xúc gần với người có xét nghiệm dương tính với SARS-CoV – 2.
Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh xác định việc phát hiện, truy vết và khoanh vùng, cách ly nguồn lây sớm là một trong các biện pháp quan trọng trong phòng chống dịch bệnh lây lan./.
ThS. Nguyễn Quốc Huy – PP Quản lý chất lượng, hướng dẫn
nhân viên y tế thực hành truy vết người tiếp xúc với người có xét nghiệm Sars-Cov -2 dương tính
nhân viên y tế thực hành truy vết người tiếp xúc với người có xét nghiệm Sars-Cov -2 dương tính
Tác giả: Ths Phạm Thị Thu Hà- Phòng CTXH
Công Nghệ Thông Tin