TẠI SAO NÊN XÉT NGHIỆM  BỆNH THALASSEMIA TRƯỚC KHI KẾT HÔN

Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ người mang gen tan máu bẩm sinh (Thalassemia) rất cao, chiếm đến gần 12% dân số. Số người phải điều trị cả đời và số trẻ tử vong ngay sau khi chào đời là rất lớn.
Điều này cho thấy sự thiếu nhận thức của xã hội về sự nguy hiểm của căn bệnh này. Bước sang giai đoạn hôn nhân, vợ chồng trẻ sẽ cần chuẩn bị nhiều thứ để xây dựng gia đình. Ngoài sự chuẩn bị về tinh thần, thể chất và chuẩn bị cho lễ vu quy kéo dài ngày, cô dâu chú rể cũng cần trải qua những xét nghiệm tầm soát sàng lọc trước hôn nhân. Ngoài xét nghiệm HIV, xét nghiệm các vấn đề sinh sản, thì xét nghiệm tan máu bẩm sinh – Thalassemia cũng là một xét nghiệm rất quan trọng trong việc lập kế hoạch xây dựng một gia đình và thế hệ khỏe mạnh.
https://chiemhoa.tuyenquang.gov.vn/media/images/2020/10/img_20201009164047.jpg
Bố và mẹ không bị bệnh nhưng có mang Gen bệnh,
con sinh ra vẫn có tỷ lệ 25% bị bệnh Thalassemia
Xét nghiệm giúp giảm nguy cơ trẻ mắc bệnh tan máu bẩm sinh - Thalassemia
Các xét nghiệm sàng lọc sơ bộ được khuyến khích nhằm đảm bảo rằng các thế hệ có thể được sinh ra khỏe mạnh. Nếu một người đã biết về tình trạng bệnh Thalassemia trong cơ thể, thì họ và người bạn đời của mình sẽ nhận thức được nguy cơ bệnh này truyền sang con cái, qua đó có các biện pháp phù hợp. Trường hợp cha hoặc mẹ là người lành mang gen nguy cơ sinh con bị là 0%, con cái có mang gen bệnh là 50%. Khi cả cha và mẹ đều có mang gen bệnh: khả năng sinh con bị là 25%, con cái có mang gen bệnh là 50%. Khi cha/mẹ mang bệnh và cha/mẹ là người lành mang gen bệnh xác suất con cái bị bệnh là 50%, mang gen bệnh là 50%. Trường hợp cả cha và mẹ đều là mắc bệnh Thalassemia: nguy cơ con cái bị bệnh là 100%.
Những trường hợp thai mang gen bệnh Thalassemia cần phải làm xét nghiệm trước sinh để xác định thai nhi có mắc bệnh thalassemia thể nặng hay không. Tùy từng trường hợp, có trường hợp thai phụ được xác định mắc bệnh thalassemia thể nặng có thể được lựa chọn tiếp tục mang thai hay không. Nó phụ thuộc vào những biến chứng và rủi ro mà mẹ và thai nhi phải đối mặt từ khi mang thai đến khi sinh con. Trẻ em mắc bệnh thalassemia thể nặng beta thalassemia cần điều trị suốt đời do sản xuất hồng cầu kém và không thể hoạt động tối ưu.
Đảm bảo kiểm soát được bệnh tan máu bẩm sinh
Nhiều người trong xã hội của chúng ta từ chối làm các xét nghiệm tầm soát bệnh thalassemia vì họ không được nhận thức đầy đủ về mức độ nguy hiểm của bệnh. Xét nghiệm này không làm ảnh hưởng tình trạng sức khỏe, xét nghiệm là một biện pháp phòng ngừa tốt trong việc đảm bảo, kiểm soát sức khỏe. Trên thực tế, nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh beta thalassemia thể nhẹ thì việc điều trị sẽ dễ dàng và đơn giản hơn so với các thalassemia loại nặng.
Nắm bắt được tình trạng sức khỏe của vợ/chồng trước khi kết hôn
Mỗi cặp vợ chồng đều mơ ước sinh ra một thế hệ khỏe mạnh và không có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào. Xét nghiệm sàng lọc bệnh thalassemia là một bước đi khôn ngoan, sáng suốt và thể hiện rằng bạn là một người trưởng thành trong việc xây dựng hạnh phúc gia đình. Nhiều đứa trẻ sinh ra được chẩn đoán mắc bệnh thalassemia. Điều này dẫn đến việc nuôi dạy một đứa trẻ mắc bệnh thalassemia không dễ dàng và cực kỳ tốn kém. Bằng cách làm xét nghiệm sàng lọc thalassemia trước khi kết hôn, có thể tránh được rủi ro không mong muốn đó.
Tránh được rủi ro khi mang thai và giảm tối đa các biến chứng của bệnh
Những cặp vợ chồng mang gen bệnh thalassemia không chỉ ảnh hưởng đến việc sinh con, không chỉ khiến nguy cơ khi sinh trẻ mắc bệnh này mà nó còn bộc lộ thêm các biến chứng cho người mẹ trong quá trình mang thai. Những mẹ bầu mang thai mang gen bệnh thalassemia có nguy cơ bị thiếu máu. Trẻ mắc bệnh alpha thalassemia thể nặng có nguy cơ tử vong trong bụng mẹ hoặc ngay khi sinh ra.
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Sở Y tế Bắc Ninh (Syt.Bacninh.gov.vn)

Hoàng Thu Nga - Phòng CTXH