HƯỞNG ỨNG TUẦN LỄ NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ 01 – 07/8
Bú mẹ là cách tốt nhất và an toàn nhất để nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đã khuyến cáo tất cả các bà mẹ nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu. Dù ý thức được tầm quan trọng của sữa mẹ nhưng tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu hiện nay khá thấp ở nhiều quốc gia. Tại Việt Nam, tỷ lệ này được ước tính là 22,7% năm 2015 và 45,4% năm 2020 theo báo cáo của Viện Dinh dưỡng. Đây là con số đáng lo ngại và chính điều này, trở thành nguyên nhân gây ra những ảnh hưởng to lớn tới mầm non tương lai của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Từ ngày 01/8 đến 07/8 hàng năm, Tuần lễ “Thế giới Nuôi con bằng sữa mẹ” được các quốc gia trên toàn thế giới tổ chức nhằm khuyến khích và tăng cường việc nuôi con bằng sữa mẹ. Với chủ đề “Giáo dục và hỗ trợ - đẩy mạnh việc nuôi con bằng sữa mẹ”, tuần lễ Thế giới nuôi con bằng sữa mẹ năm nay sẽ tập trung đẩy mạnh tính bền vững và liên tục của việc nuôi con bằng sữa mẹ nhằm bảo vệ, hỗ trợ và khuyến khích bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19, góp phần nâng cao sức khỏe, giảm tử vong trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Theo WHO, sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh nhất, thích hợp nhất đối với trẻ, vì trong sữa mẹ có đủ chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, đường, mỡ, năng lượng, vitamin và muối khoáng với tỷ lệ thích hợp cho sự hấp thụ và phát triển cơ thể trẻ. Cùng với đó, sữa mẹ chứa nhiều chất kháng khuẩn, tăng cường sức đề kháng cho trẻ, chống các bệnh nhiễm khuẩn. Ngoài ra, việc cho con bú mẹ thường xuyên còn giúp cải thiện tâm lý cho bà mẹ và trẻ, giúp người mẹ phục hồi nhanh hơn, giảm nguy cơ béo phì và bệnh mạn tính cho trẻ sau này.
Lợi ích của sữa mẹ, cụ thể như sau:
* Lợi ích đối với trẻ:
- Là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo, đáp ứng đầy đủ nhu cầu trẻ trong vòng 6 tháng đầu.
- Thúc đẩy sự phát triển cơ thể trẻ.
- Kích thích sự phát triển của não.
- Phòng ngừa các bệnh nhiễm khuẩn, nhất là tiêu chảy và nhiễm khuẩn hô hấp.
- Dễ tiêu hoá, sử dụng hiệu quả.
- Cung cấp đầy đủ nước cho trẻ trong 6 tháng đầu.
- Đảm bảo dinh dưỡng nhất là trong trường hợp khẩn cấp (bão lụt, chiến tranh).
- Sạch sẽ, luôn sẵn sàng ở nhiệt độ phù hợp.
* Lợi ích đối với bà mẹ:
- Cho trẻ bú ngay sau khi sinh giúp sổ rau nhanh, kích thích co hồi tử cung tốt và tránh mất máu cho mẹ.
- Cho trẻ bú ngay và thường xuyên kích thích tăng cường sản suất sữa.
- Cho trẻ bú ngay và thường xuyên giúp phòng cương tức sữa cho mẹ.
- Bú mẹ có lợi ích kinh tế cao (tiết kiệm chi phí).
- Giúp tăng cường tình cảm mẹ con.
- Tốt cho sức khỏe của mẹ (giảm thiếu máu, phòng ung thư vú, ung thư cổ tử cung).
- Chậm có kinh trở lại, chậm có thai lại.
* Lợi ích đối với xã hội:
- Giảm nguy cơ bệnh tật.
- Giảm các chi phí y tế.
* Những bà mẹ đang nuôi con nếu mắc Covid-19 cần tiếp tục cho con bú đều đặn và không cần cách ly với trẻ. Đây là khuyến cáo được Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra tại cuộc họp báo ngày 12-6, đồng thời nhấn mạnh việc nuôi con bằng sữa mẹ mang lại lợi ích nhiều hơn là nguy cơ từ Covid-19.
Nuôi con bằng sữa mẹ mang lại lợi ích nhiều hơn nguy cơ từ Covid-19. Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho hay, WHO đã điều tra cẩn thận các nguy cơ của việc lây nhiễm virus SARS-CoV-2 gây đại dịch Covid-19 từ mẹ sang con trong thời gian cho con bú sữa mẹ.
Các hướng dẫn của WHO về việc cho con bú khi người mẹ nghi hoặc mắc Covid-19 bao gồm:
- Thực hiện vệ sinh đường hô hấp, ngay cả trong quá trình cho trẻ ăn. Nếu bạn có các triệu chứng như khó thở, hãy đeo khẩu trang y tế khi gần trẻ.
- Rửa tay sạch bằng xà phòng hoặc nước diệt khuẩn trước và sau khi tiếp xúc với trẻ.
- Thường xuyên làm sạch và khử trùng bất kỳ bề mặt nào bạn chạm vào.
- Nếu bạn bị bệnh nặng với Covid-19 hoặc bị các biến chứng khác khiến bạn không thể chăm sóc trẻ sơ sinh hoặc tiếp tục cho con bú trực tiếp, hãy vắt sữa để cung cấp sữa mẹ an toàn cho trẻ.
- Nếu bạn không đủ sức để cho con bú hoặc vắt sữa mẹ, bạn nên tìm hiểu khả năng cho con bú lại (bắt đầu cho con bú sau một khoảng thời gian), cho con bú ướt (cho con bú sữa của một phụ nữ khác hoặc nhờ họ chăm sóc con bạn), hoặc sử dụng sữa mẹ hiến tặng. Việc sử dụng cách thức nào trong những cách trên phụ thuộc vào hoàn cảnh văn hóa, khả năng chấp nhận đối với bạn và sự sẵn có của các cách.
Theo WHO, sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh nhất, thích hợp nhất đối với trẻ, vì trong sữa mẹ có đủ chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, đường, mỡ, năng lượng, vitamin và muối khoáng với tỷ lệ thích hợp cho sự hấp thụ và phát triển cơ thể trẻ. Cùng với đó, sữa mẹ chứa nhiều chất kháng khuẩn, tăng cường sức đề kháng cho trẻ, chống các bệnh nhiễm khuẩn. Ngoài ra, việc cho con bú mẹ thường xuyên còn giúp cải thiện tâm lý cho bà mẹ và trẻ, giúp người mẹ phục hồi nhanh hơn, giảm nguy cơ béo phì và bệnh mạn tính cho trẻ sau này.
Lợi ích của sữa mẹ, cụ thể như sau:
* Lợi ích đối với trẻ:
- Là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo, đáp ứng đầy đủ nhu cầu trẻ trong vòng 6 tháng đầu.
- Thúc đẩy sự phát triển cơ thể trẻ.
- Kích thích sự phát triển của não.
- Phòng ngừa các bệnh nhiễm khuẩn, nhất là tiêu chảy và nhiễm khuẩn hô hấp.
- Dễ tiêu hoá, sử dụng hiệu quả.
- Cung cấp đầy đủ nước cho trẻ trong 6 tháng đầu.
- Đảm bảo dinh dưỡng nhất là trong trường hợp khẩn cấp (bão lụt, chiến tranh).
- Sạch sẽ, luôn sẵn sàng ở nhiệt độ phù hợp.
* Lợi ích đối với bà mẹ:
- Cho trẻ bú ngay sau khi sinh giúp sổ rau nhanh, kích thích co hồi tử cung tốt và tránh mất máu cho mẹ.
- Cho trẻ bú ngay và thường xuyên kích thích tăng cường sản suất sữa.
- Cho trẻ bú ngay và thường xuyên giúp phòng cương tức sữa cho mẹ.
- Bú mẹ có lợi ích kinh tế cao (tiết kiệm chi phí).
- Giúp tăng cường tình cảm mẹ con.
- Tốt cho sức khỏe của mẹ (giảm thiếu máu, phòng ung thư vú, ung thư cổ tử cung).
- Chậm có kinh trở lại, chậm có thai lại.
* Lợi ích đối với xã hội:
- Giảm nguy cơ bệnh tật.
- Giảm các chi phí y tế.
* Những bà mẹ đang nuôi con nếu mắc Covid-19 cần tiếp tục cho con bú đều đặn và không cần cách ly với trẻ. Đây là khuyến cáo được Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra tại cuộc họp báo ngày 12-6, đồng thời nhấn mạnh việc nuôi con bằng sữa mẹ mang lại lợi ích nhiều hơn là nguy cơ từ Covid-19.
Nuôi con bằng sữa mẹ mang lại lợi ích nhiều hơn nguy cơ từ Covid-19. Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho hay, WHO đã điều tra cẩn thận các nguy cơ của việc lây nhiễm virus SARS-CoV-2 gây đại dịch Covid-19 từ mẹ sang con trong thời gian cho con bú sữa mẹ.
Các hướng dẫn của WHO về việc cho con bú khi người mẹ nghi hoặc mắc Covid-19 bao gồm:
- Thực hiện vệ sinh đường hô hấp, ngay cả trong quá trình cho trẻ ăn. Nếu bạn có các triệu chứng như khó thở, hãy đeo khẩu trang y tế khi gần trẻ.
- Rửa tay sạch bằng xà phòng hoặc nước diệt khuẩn trước và sau khi tiếp xúc với trẻ.
- Thường xuyên làm sạch và khử trùng bất kỳ bề mặt nào bạn chạm vào.
- Nếu bạn bị bệnh nặng với Covid-19 hoặc bị các biến chứng khác khiến bạn không thể chăm sóc trẻ sơ sinh hoặc tiếp tục cho con bú trực tiếp, hãy vắt sữa để cung cấp sữa mẹ an toàn cho trẻ.
- Nếu bạn không đủ sức để cho con bú hoặc vắt sữa mẹ, bạn nên tìm hiểu khả năng cho con bú lại (bắt đầu cho con bú sau một khoảng thời gian), cho con bú ướt (cho con bú sữa của một phụ nữ khác hoặc nhờ họ chăm sóc con bạn), hoặc sử dụng sữa mẹ hiến tặng. Việc sử dụng cách thức nào trong những cách trên phụ thuộc vào hoàn cảnh văn hóa, khả năng chấp nhận đối với bạn và sự sẵn có của các cách.
Hưởng ứng Tuần lễ năm nay, Bộ Y tế tiếp tục yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố tổ chức triển khai thực hiện và chỉ đạo các đơn vị y tế địa phương phối hợp các nguồn lực hiện có để tăng cường các hoạt động nuôi con bằng sữa mẹ. Các địa phương tập trung truyền thông, giáo dục sức khỏe cho các cấp, các ngành về tầm quan trọng của việc nuôi con bằng sữa mẹ đối với sức khoẻ bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp hiện nay. Sữa mẹ không những đảm bảo sức khoẻ lâu dài cho bà mẹ, trẻ em mà còn giúp nâng cao sức khoẻ, bảo vệ trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong đại dịch Covid-19. Cùng với đó, tăng cường truyền thông cho các đơn vị sử dụng lao động về lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ để có những hỗ trợ thiết thực cho bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ và cách duy trì nguồn sữa khi bà mẹ trở lại làm việc sau nghỉ thai sản. Các Bệnh viện đa khoa, chuyên khoa trực thuộc phải tuân thủ Nghị định số 100/2014/NĐ-CP ngày 06/11/2014 của Chính phủ về kinh doanh và sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho cho trẻ nhỏ, bình bú và vú ngậm nhân tạo; duy trì hoạt động tư vấn cho phụ nữ mang thai và bà mẹ về lợi ích nuôi con bằng sữa mẹ; hướng dẫn các bà mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ cho con bú đúng, bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu, bú kéo dài đến 24 tháng và cách duy trì nguồn sữa mẹ.
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tối ưu cho trẻ, bú mẹ có lợi cho cả mẹ và con. Trẻ cần được bú sữa non, bú ngay trong vòng một giờ đầu sau sinh. Vì những lợi ích trên các bà mẹ nên cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục bú mẹ đến 24 tháng để trẻ được phát triển toàn diện./.
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tối ưu cho trẻ, bú mẹ có lợi cho cả mẹ và con. Trẻ cần được bú sữa non, bú ngay trong vòng một giờ đầu sau sinh. Vì những lợi ích trên các bà mẹ nên cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục bú mẹ đến 24 tháng để trẻ được phát triển toàn diện./.
Hoàng Thu Nga - Phòng CTXH