HƯỞNG ỨNG NGÀY THẾ GIỚI CHUNG TAY PHÒNG, CHỐNG TỰ TỬ 10/9
Tự tử ở trẻ em là hành vi có thể phòng ngừa. Để hạn chế những trường hợp trẻ tự tử đòi hỏi cần có sự quan tâm chăm sóc và kết nối của cha mẹ, thầy cô giáo, người giám sát trẻ cũng như cộng đồng xã hội, vai trò quan trọng của truyền thông.
Những con số “giật mình”
41.000 người tự tử mỗi năm, cứ 40 giây lại có một người chết do tự tử; tình trạng tự tử ở thanh thiếu niên 15 - 24 tuổi đã tăng hơn 40% trong thập kỷ qua... - những con số và vấn đề đáng báo động được PGS.TS Trần Thành Nam, chủ nhiệm khoa các khoa học giáo dục Trường đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội), đưa ra tại tọa đàm.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trên thế giới, hằng năm có khoảng 800.000 người chết vì tự tử mỗi năm (tương đương cứ 40 giây lại có một người chết do tự tử). Theo số liệu thống kê năm 2014, tự tử là nguyên nhân thứ hai gây tử vong cho thanh thiếu niên 10 - 24 tuổi.
Tình trạng tự tử ở thanh thiếu niên 15 - 24 tuổi đã tăng hơn 40% trong 10 năm qua. Tại Việt Nam, thực trạng tự tử ngày càng trẻ hóa và có dấu hiệu gia tăng, trên thực tế con số có thể nhiều hơn so với số liệu thống kê. Phương tiện phổ biến nhất được trẻ em dưới 15 tuổi sử dụng để tự tử là nhảy từ các tòa nhà cao tầng hoặc chạy vào dòng xe cộ.
“Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 các năm 2020 - 2022, tự tử lại càng đáng báo động khi tình trạng trầm cảm, lo âu và rối loạn tâm thần tăng 3 - 5 lần so với bình thường. Theo khảo sát của WHO ở 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, 6 khu vực cho thấy số ca tăng đáng kể, số người khám sàng lọc đáp ứng trầm cảm tăng 535%. Cũng theo đó trong giai đoạn này, nhóm tuổi 11 - 17 có tỉ lệ tự tử cao nhất”, PGS.TS Trần Thành Nam cho biết.
Can thiệp tự tử thế nào?
Theo ThS.BS CKI Giang Ngọc Thụy Vy, trưởng khoa tâm lý y học Bệnh viện Tâm thần TP.HCM, sự quan tâm của gia đình và xã hội chính là một trong những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ trẻ khỏi tự sát.
“Ngay từ ban đầu cần xây dựng cho mỗi người có khả năng hồi phục trở lại trước những thay đổi biến cố trong cuộc sống. Việc phòng ngừa tự sát phải được xây dựng từ trong gia đình, cộng đồng, trường học… Đến khi có những vấn đề sẵn có kích hoạt thì vẫn có một lực lượng để can thiệp, không chỉ là can thiệp ở bệnh viện, phòng khám mà còn là những nơi khác, những đường dây hỗ trợ cho vấn đề khủng hoảng tự sát”, BS Vy chia sẻ.
Dưới góc nhìn xã hội học, ThS Nguyễn Thị Thanh Tùng (Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM) cho rằng cần nhìn nhận các yếu tố nguy cơ đối với hành vi tự sát ở trẻ em và thanh thiếu niên đến từ chính cá nhân và bên ngoài. Cũng như tăng cường nguồn nhân lực về chất lượng và số lượng ở tất cả các cấp thông qua đào tạo, đặc biệt đối tượng tư vấn viên, bác sĩ tâm thần, chuyên gia tâm lý…
“Dạy những kỹ năng cần thiết để ứng phó với các khó khăn về cảm xúc và tâm lý. Giảm bớt áp lực học hành bằng cách đánh giá lại lượng kiến thức mà học sinh cần học. Đầu tư xây dựng và phát triển mô hình phòng tham vấn tâm lý học đường ở tất cả các trường học. Cung cấp cho phụ huynh những kỹ năng cần thiết như nuôi dạy con, giao tiếp với con cái”, ThS Thanh Tùng nói.
Bên cạnh đó, TS tâm lý học Lê Nguyên Phương đưa ra quan điểm, để bảo vệ trẻ em khỏi nguy cơ tự tử cần có những biện pháp toàn diện, đánh giá toàn diện: đánh giá khả năng trẻ em có thể tự tử, đánh giá các yếu tố nguy cơ (về môi trường, gia đình, xã hội) và đánh giá các yếu tố bảo vệ (những yếu tố tích cực như: có bạn bè, thích tập thể thao, nghệ thuật...).
“Yếu tố bảo vệ trẻ đầu tiên là cha mẹ, thông qua sự thông hiểu, đồng cảm và hỗ trợ con. Cha mẹ phải theo dõi xem con đang quan tâm vấn đề gì, đọc gì, xem gì và thảo luận với con về nội dung đó, sau đó cùng con đưa ra những kết luận tích cực cho cuộc sống”, TS Phương nhắc nhở.
Nguồn: Báo tuổi trẻ
41.000 người tự tử mỗi năm, cứ 40 giây lại có một người chết do tự tử; tình trạng tự tử ở thanh thiếu niên 15 - 24 tuổi đã tăng hơn 40% trong thập kỷ qua... - những con số và vấn đề đáng báo động được PGS.TS Trần Thành Nam, chủ nhiệm khoa các khoa học giáo dục Trường đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội), đưa ra tại tọa đàm.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trên thế giới, hằng năm có khoảng 800.000 người chết vì tự tử mỗi năm (tương đương cứ 40 giây lại có một người chết do tự tử). Theo số liệu thống kê năm 2014, tự tử là nguyên nhân thứ hai gây tử vong cho thanh thiếu niên 10 - 24 tuổi.
Tình trạng tự tử ở thanh thiếu niên 15 - 24 tuổi đã tăng hơn 40% trong 10 năm qua. Tại Việt Nam, thực trạng tự tử ngày càng trẻ hóa và có dấu hiệu gia tăng, trên thực tế con số có thể nhiều hơn so với số liệu thống kê. Phương tiện phổ biến nhất được trẻ em dưới 15 tuổi sử dụng để tự tử là nhảy từ các tòa nhà cao tầng hoặc chạy vào dòng xe cộ.
“Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 các năm 2020 - 2022, tự tử lại càng đáng báo động khi tình trạng trầm cảm, lo âu và rối loạn tâm thần tăng 3 - 5 lần so với bình thường. Theo khảo sát của WHO ở 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, 6 khu vực cho thấy số ca tăng đáng kể, số người khám sàng lọc đáp ứng trầm cảm tăng 535%. Cũng theo đó trong giai đoạn này, nhóm tuổi 11 - 17 có tỉ lệ tự tử cao nhất”, PGS.TS Trần Thành Nam cho biết.
Can thiệp tự tử thế nào?
Theo ThS.BS CKI Giang Ngọc Thụy Vy, trưởng khoa tâm lý y học Bệnh viện Tâm thần TP.HCM, sự quan tâm của gia đình và xã hội chính là một trong những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ trẻ khỏi tự sát.
“Ngay từ ban đầu cần xây dựng cho mỗi người có khả năng hồi phục trở lại trước những thay đổi biến cố trong cuộc sống. Việc phòng ngừa tự sát phải được xây dựng từ trong gia đình, cộng đồng, trường học… Đến khi có những vấn đề sẵn có kích hoạt thì vẫn có một lực lượng để can thiệp, không chỉ là can thiệp ở bệnh viện, phòng khám mà còn là những nơi khác, những đường dây hỗ trợ cho vấn đề khủng hoảng tự sát”, BS Vy chia sẻ.
Dưới góc nhìn xã hội học, ThS Nguyễn Thị Thanh Tùng (Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM) cho rằng cần nhìn nhận các yếu tố nguy cơ đối với hành vi tự sát ở trẻ em và thanh thiếu niên đến từ chính cá nhân và bên ngoài. Cũng như tăng cường nguồn nhân lực về chất lượng và số lượng ở tất cả các cấp thông qua đào tạo, đặc biệt đối tượng tư vấn viên, bác sĩ tâm thần, chuyên gia tâm lý…
“Dạy những kỹ năng cần thiết để ứng phó với các khó khăn về cảm xúc và tâm lý. Giảm bớt áp lực học hành bằng cách đánh giá lại lượng kiến thức mà học sinh cần học. Đầu tư xây dựng và phát triển mô hình phòng tham vấn tâm lý học đường ở tất cả các trường học. Cung cấp cho phụ huynh những kỹ năng cần thiết như nuôi dạy con, giao tiếp với con cái”, ThS Thanh Tùng nói.
Bên cạnh đó, TS tâm lý học Lê Nguyên Phương đưa ra quan điểm, để bảo vệ trẻ em khỏi nguy cơ tự tử cần có những biện pháp toàn diện, đánh giá toàn diện: đánh giá khả năng trẻ em có thể tự tử, đánh giá các yếu tố nguy cơ (về môi trường, gia đình, xã hội) và đánh giá các yếu tố bảo vệ (những yếu tố tích cực như: có bạn bè, thích tập thể thao, nghệ thuật...).
“Yếu tố bảo vệ trẻ đầu tiên là cha mẹ, thông qua sự thông hiểu, đồng cảm và hỗ trợ con. Cha mẹ phải theo dõi xem con đang quan tâm vấn đề gì, đọc gì, xem gì và thảo luận với con về nội dung đó, sau đó cùng con đưa ra những kết luận tích cực cho cuộc sống”, TS Phương nhắc nhở.
Nguồn: Báo tuổi trẻ
Phạm Thị Thu Hà - Phòng CTXH