HƯỞNG ỨNG NGÀY LƯƠNG THỰC THẾ GIỚI 16/10 “KHÔNG AI BỊ BỎ LẠI PHÍA SAU”
Năm 2022 cho chúng ta thấy một đại dịch đang diễn ra, xung đột, khí hậu không ngừng ấm lên, giá cả tăng và căng thẳng quốc tế. Điều này đang ảnh hưởng đến an ninh lương thực toàn cầu. Chủ đề của ngày Lương thực thế giới năm 2022 là “Không ai bị bỏ lại phía sau”, nhắc nhở mỗi chúng ta cần xây dựng một thế giới bền vững, nơi mọi người, ở mọi nơi đều được tiếp cận thường xuyên với đủ thực phẩm bổ dưỡng.
Mặc dù chúng ta đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn, nhưng vẫn còn quá nhiều người bị bỏ lại phía sau. Những người không thể hưởng lợi từ phát triển con người, đổi mới hoặc tăng trưởng kinh tế.
Trên thực tế, hàng triệu người trên thế giới không thể có một chế độ ăn uống lành mạnh, khiến họ có nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm và suy dinh dưỡng cao. Nhưng chấm dứt nạn đói không chỉ là về nguồn cung cấp. Ngày nay đã có đủ lương thực để nuôi sống mọi người trên hành tinh.
Vấn đề là việc tiếp cận và cung cấp thực phẩm dinh dưỡng ngày càng bị cản trở bởi nhiều thách thức bao gồm đại dịch COVID-19, xung đột, biến đổi khí hậu, bất bình đẳng, giá cả tăng cao và căng thẳng quốc tế. Mọi người trên khắp thế giới đang phải chịu những hiệu ứng domino của những thách thức không có biên giới.
Trên toàn thế giới, hơn 80% người nghèo cùng cực sống ở các vùng nông thôn và nhiều người sống dựa vào nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên. Họ thường là đối tượng chịu tác động nặng nề nhất do thiên tai và nhân tạo và thường bị thiệt thòi do giới tính, nguồn gốc dân tộc hoặc địa vị của họ. Đó là một cuộc đấu tranh để họ được tiếp cận với đào tạo, tài chính, đổi mới và công nghệ.
Nguồn: Lược dịch từ Food and Agriculture Organization of the United Nation
Trên thực tế, hàng triệu người trên thế giới không thể có một chế độ ăn uống lành mạnh, khiến họ có nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm và suy dinh dưỡng cao. Nhưng chấm dứt nạn đói không chỉ là về nguồn cung cấp. Ngày nay đã có đủ lương thực để nuôi sống mọi người trên hành tinh.
Vấn đề là việc tiếp cận và cung cấp thực phẩm dinh dưỡng ngày càng bị cản trở bởi nhiều thách thức bao gồm đại dịch COVID-19, xung đột, biến đổi khí hậu, bất bình đẳng, giá cả tăng cao và căng thẳng quốc tế. Mọi người trên khắp thế giới đang phải chịu những hiệu ứng domino của những thách thức không có biên giới.
Trên toàn thế giới, hơn 80% người nghèo cùng cực sống ở các vùng nông thôn và nhiều người sống dựa vào nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên. Họ thường là đối tượng chịu tác động nặng nề nhất do thiên tai và nhân tạo và thường bị thiệt thòi do giới tính, nguồn gốc dân tộc hoặc địa vị của họ. Đó là một cuộc đấu tranh để họ được tiếp cận với đào tạo, tài chính, đổi mới và công nghệ.
Nguồn: Lược dịch từ Food and Agriculture Organization of the United Nation
Phạm Thị Thu Hà - Phòng CTXH