BAO PHỦ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TOÀN DÂN (UHC)

An toàn người bệnh là nguyên tắc cơ bản của ngành y tế. Tại mỗi thời điểm trong quá trình chăm sóc y tế đều có một mức độ rủi ro nhất định đối với  bệnh nhân. Các sự cố y khoa (hay biến cố bất lợi) là các sự kiện ngoài ý muốn xảy ra vì một số sai sót  trong quá trình khám chữa bệnh,trong việc sử dụng thuốc, y cụ hoặc sinh phẩm y tế, hoặc trong chính hệ thống y tế. . Đảm bảo an toàn người bệnh đòi hỏi nỗ lực của toàn bộ hệ thống y tế, bao gồm cải thiện chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, đảm bảo an toàn môi trường và quản lý rủi ro, cụ thể như  kiểm soát nhiễm khuẩn, sử dụng thuốc và thiết bị đúng cách, thực hành lâm sàng an toàn. Để cung cấp dịch vụ y tế an toàn và có chất lượng cao, các quốc gia cần xây dựng một hệ thống y tế với các quy trình cụ thể nhằm phòng ngừa sự cố y khoa, rút kinh nghiệm từ các sự cố đã xảy ra, và hệ thống này cần được xây dựng với sự tham gia của các cán bộ  y tế, bệnh viện và bệnh nhân.
Việt Nam đã thể hiện cam kết của mình trong việc cung cấp các dịch vụ y tế an toàn và chất lượng cao cho người dân. Trung tâm Quốc gia về thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc (ADR) được thành lập vào năm 2009 với nhiệm vụ thiết lập và hoàn chỉnh hệ thống thông tin thuốc và cảnh giác dược. Năm 2011, Việt Nam đã khởi động vấn đề sự cố y khoa và an toàn bệnh nhân, được gọi là “An toàn ngành Y” và từ đó vấn đề này đã trở thành một chính sách ưu tiên của ngành y tế. ban hành các thông tư hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, và đây cũng đã trở thành một trong những ưu tiên chính của Bộ Y tế.
Gần đây hơn, năm 2018, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 43/BYT/2018 Hướng dẫn phòng ngừa sự cố y khoa trong các cơ sở khám  chữa bệnh. Những hướng dẫn được đưa ra trong thông tư nhằm giúp các cơ sở y tế xây dựng một môi trường chăm sóc sức khỏe mà tại đó, sự cố y khoa được xác định, phân tích, báo cáo và xử lý để ngăn chặn lặp lại trong tương lai.
Nguồn: WHO

Phạm Thị Thu Hà - Phòng CTXH