TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE CHO NGƯỜI BỆNH, NGƯỜI NHÀ NGƯỜI BỆNH KHOA LÃO KHOA THẦN KINH
Chiều ngày 18/3/2025, Phòng Công tác xã hội đã phối hợp với khoa Lão khoa thần kinh, khoa Dinh dưỡng tổ chức thành công buổi truyền thông giáo dục sức khỏe cho người bệnh, người nhà người bệnh khoa Lão khoa thần kinh.
Tham gia buổi truyền thông, Phòng Công tác xã hội chia sẻ về tầm quan trọng của sức khỏe đối với người cao tuổi và các hoạt động định kỳ hàng ngày, hàng tuần hỗ trợ người bệnh từ Phòng Công tác xã hội.
Trong đó, đội ngũ tuyên truyền viên Phòng Công tác xã hội nhấn mạnh: Cách chăm sóc và nâng cao sức khỏe tốt nhất cho người cao tuổi từ sự chăm sóc, thấu hiểu và hiếu đạo của con cháu – Đây chính là liều thuốc tuyệt vời nhất. Vì vậy, người nhà cần thực sự lắng nghe, hàng ngày quan tâm, chăm sóc người bệnh; động viên người bệnh cao tuổi tham gia các hoạt động xã hội cộng đồng, chia sẻ Phật pháp. Duy trì lối sống ăn uống, thể dục lành mạnh, gần gũi với thiên nhiên. Việc chăm sóc sức khỏe tinh thần cho người cao tuổi không chỉ giúp họ cảm thấy vui vẻ, thoải mái mà còn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, kéo dài tuổi thọ và hạn chế các vấn đề sức khỏe tinh thần.
Tham gia buổi truyền thông, Phòng Công tác xã hội chia sẻ về tầm quan trọng của sức khỏe đối với người cao tuổi và các hoạt động định kỳ hàng ngày, hàng tuần hỗ trợ người bệnh từ Phòng Công tác xã hội.
Trong đó, đội ngũ tuyên truyền viên Phòng Công tác xã hội nhấn mạnh: Cách chăm sóc và nâng cao sức khỏe tốt nhất cho người cao tuổi từ sự chăm sóc, thấu hiểu và hiếu đạo của con cháu – Đây chính là liều thuốc tuyệt vời nhất. Vì vậy, người nhà cần thực sự lắng nghe, hàng ngày quan tâm, chăm sóc người bệnh; động viên người bệnh cao tuổi tham gia các hoạt động xã hội cộng đồng, chia sẻ Phật pháp. Duy trì lối sống ăn uống, thể dục lành mạnh, gần gũi với thiên nhiên. Việc chăm sóc sức khỏe tinh thần cho người cao tuổi không chỉ giúp họ cảm thấy vui vẻ, thoải mái mà còn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, kéo dài tuổi thọ và hạn chế các vấn đề sức khỏe tinh thần.

Điều dưỡng Trần Thị Vinh – Điều dưỡng Trưởng khoa Lão khoa thần kinh chia sẻ về bệnh lý tăng huyết áp. Chị Vinh chia sẻ: Việc kiểm tra huyết áp định kỳ, duy trì một lối sống lành mạnh như ăn uống hợp lý, giảm muối, tập thể dục thường xuyên, và hạn chế căng thẳng là những biện pháp quan trọng để phòng ngừa và kiểm soát huyết áp. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và theo dõi thường xuyên cũng giúp người bệnh duy trì huyết áp ở mức ổn định, từ đó giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm.

Trong buổi truyền thông, các bệnh nhân/người nhà bệnh nhân còn được lắng nghe chia sẻ của BSCKI Nguyễn Thị Ngọc Chí – Trưởng khoa Dinh dưỡng về chế độ dinh dưỡng cũng như thời gian tập luyện để làm giảm huyết áp tâm thu 4-9 mmHg

Nguyên tắc chế độ ăn cho người bệnh tăng huyết áp
- Giảm natri: hạn chế sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều natri: thịt muối, cá muôi, dưa muối, cà muối, ruốc, giò, chả, pate, mỳ tôm, nem chua, mực khô,…
- Tăng cường thực phẩm giàu Kali: đậu phụ, rau ngải cứu, rau giền cơm/rau giền đỏ, rau khoai lang, rau diếp cá, sầu riêng, mít dai, quả bơ vỏ xanh, chuối tiêu, quả kiwi.
- Giảm chất béo: Hạn chế sử dụng phủ tạng động vật như tim, gan, cật, bầu dục, lòng,… và mỡ động vật, bơ. Hạn chế các món chiên, rán, thực phẩm chế biến sẵn.
- Tăng cường chất xơ: Ăn mỗi ngày từ 300-500g rau củ, tăng cường các loại rau nhiều chất xơ như mồng tơi, rau ngót, súp lơ xanh, rau má, măng tây, đậu đũa, giá đỗ, rau đay, cải bắp, su hào, củ cải,…
- Không sử dụng các chất kích thích: Không sử dụng rượu, bia, cà phê, nước chè đặc, thuốc lá,…
Hoạt động thể lực hàng ngày
- Giảm natri: hạn chế sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều natri: thịt muối, cá muôi, dưa muối, cà muối, ruốc, giò, chả, pate, mỳ tôm, nem chua, mực khô,…
- Tăng cường thực phẩm giàu Kali: đậu phụ, rau ngải cứu, rau giền cơm/rau giền đỏ, rau khoai lang, rau diếp cá, sầu riêng, mít dai, quả bơ vỏ xanh, chuối tiêu, quả kiwi.
- Giảm chất béo: Hạn chế sử dụng phủ tạng động vật như tim, gan, cật, bầu dục, lòng,… và mỡ động vật, bơ. Hạn chế các món chiên, rán, thực phẩm chế biến sẵn.
- Tăng cường chất xơ: Ăn mỗi ngày từ 300-500g rau củ, tăng cường các loại rau nhiều chất xơ như mồng tơi, rau ngót, súp lơ xanh, rau má, măng tây, đậu đũa, giá đỗ, rau đay, cải bắp, su hào, củ cải,…
- Không sử dụng các chất kích thích: Không sử dụng rượu, bia, cà phê, nước chè đặc, thuốc lá,…
Hoạt động thể lực hàng ngày
Hoạt động hàng ngày | Hoạt động thể thao |
Rửa xe khoảng 45-60 phút | Chơi bóng rổ, bóng chuyền 45-60 phút |
Lau dọn cửa sổ, sàn nhà 45-60 phút | Đi bộ, đạp xe, tập aerobic 30 phút |
Làm vườn 30-45 phút | Chạy bộ 15 phút |
Bệnh nhân Vũ Việt H – 1968 cho biết: “Trước đây, tôi không thực sự hiểu rõ về bệnh tăng huyết áp và tác động của nó đến sức khỏe. Sau khi tham gia buổi giáo dục sức khỏe, tôi mới nhận ra rằng huyết áp cao không chỉ gây ra mệt mỏi hay đau đầu mà còn có thể dẫn đến các bệnh tim mạch rất nguy hiểm. Điều khiến tôi bất ngờ nhất là việc kiểm tra huyết áp định kỳ lại quan trọng như vậy, và một chế độ ăn uống hợp lý, ít muối, cùng với việc tập thể dục đều đặn có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh. Tôi cảm thấy tự tin hơn khi biết rằng mình có thể kiểm soát được tình trạng này nếu thực hiện đúng theo hướng dẫn. Giờ tôi sẽ chú ý hơn đến sức khỏe của mình và thói quen sinh hoạt hàng ngày để bảo vệ trái tim và sức khỏe lâu dài”.
Chương trình truyền thông giáo dục sức khỏe được tổ chức giúp người bệnh khoa Lão khoa thần kinh hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của sức khỏe tinh thần, của lối sống chủ động, gần gũi với thiên nhiên và tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng hợp lý. Từ đó hạn chế tối đa tác dụng không mong muốn trong quá trình điều trị cũng như góp phần xây dựng chất lượng sống tốt hơn khi bệnh nhân trở về cuộc sống thường nhật./.
Phạm Thị Thu Hà - Phòng CTXH