NHỮNG BÔNG HỒNG HỘ LÝ THẦM LẶNG
Mỗi người bệnh từ khi vào viện đến lúc xuất viện, ngoài sự điều trị, chăm sóc trực tiếp của các bác sỹ, điều dưỡng thì không thể thiếu được vai trò của những công nhân, hộ lý làm việc tại Bệnh viện, cần mẫn với những đóng góp thầm lặng của nhiều công việc không tên.
Khác với công việc của bác sĩ và điều dưỡng, công việc của người hộ lý rất nhiều nhưng phần lớn lại không tên. Từ làm vệ sinh giường bệnh, dọn dẹp chất thải bệnh nhân, giặt là quần áo, chăn ga gối đệm, hấp sấy dụng cụ cho đến thu gom và quản lý chất thải,...
Khác với công việc của bác sĩ và điều dưỡng, công việc của người hộ lý rất nhiều nhưng phần lớn lại không tên. Từ làm vệ sinh giường bệnh, dọn dẹp chất thải bệnh nhân, giặt là quần áo, chăn ga gối đệm, hấp sấy dụng cụ cho đến thu gom và quản lý chất thải,...
Ảnh: Hộ Lý N.T.N đang thay ga và kiểm tra lượng nước tiểu của bệnh nhân
Hộ lý Nguyễn Thị Nga công tác gần mười năm tại khoa Phẫu thuật gây mê hồi sức, chia sẻ: “Công việc của hộ lý chúng tôi nhiều việc không tên lắm, không đòi hỏi cao về trình độ nhưng lại cần chăm chỉ, ngăn nắp, trách nhiệm và không ngại khó ngại khổ”. Ông Nguyễn Văn Chuyển – Điều dưỡng trưởng khoa Phẫu thuật gây mê hồi sức cho biết: “Hộ lý hỗ trợ nhân viên y tế chúng tôi rất nhiều. Lặng thầm, tất bật với nhiều công việc, các chị em hộ lý luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm cao”.
Ảnh: Hộ lý khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn đang giặt và gấp gọn quần áo
Chị Trần Thị Út Ngọc – Hộ lý khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn tâm sự “Công việc của chúng tôi ở đây vất vả, cũng nhiều áp lực. Được lãnh đạo khoa quan tâm, động viên, không khí làm việc của chúng tôi rất vui vẻ. Nhất là khi hỗ trợ kịp thời các bộ dụng cụ y tế đảm bảo yêu cầu cho các khoa và khi phục vụ bệnh nhân hài lòng, chị em chúng tôi hạnh phúc với nghề hộ lý. Những niềm vui giản dị, ấm áp”.
Ảnh: Công nhân làm hấp sấy
Hộ lý, nhân viên khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn luôn tất bật với nhiều công việc như vừa thu gom, giặt là, đổi đồ vải, cung cấp kịp thời đồ vải sạch cho người bệnh hàng ngày và khi cần; thực hiện quản lý, hấp sấy, xử lý dụng cụ y tế bảo đảm an toàn, chất lượng; xử lý chất thải, nước thải. Ông Nguyễn Hữu Côn – Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn cho biết “Không chỉ làm việc vất vả, các hộ lý, nhân viên khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn còn thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ lây nhiễm. Vì vậy, các nhân viên của khoa luôn có ý thức bảo vệ, phòng chống lây nhiễm với những đồ bảo hộ như găng tay, khẩu trang và thực hiện nghiêm công tác sát khuẩn. Môi trường Bệnh viện “Xanh – sạch – đẹp”, nhân viên y tế các khoa và người bệnh hài lòng là niềm hạnh phúc trong công việc hàng ngày của chúng tôi”.
Quen nhìn hình ảnh hộ lý với những bộ quần áo đồng phục màu xanh lao động, mọi người không khỏi ngỡ ngàng khi thấy các chị em hộ lý khỏe khoắn, xinh tươi và dịu dàng, thướt tha trong những tà áo dài tham gia Hội thi cắm hoa, văn nghệ do Bệnh viện tổ chức.
Quen nhìn hình ảnh hộ lý với những bộ quần áo đồng phục màu xanh lao động, mọi người không khỏi ngỡ ngàng khi thấy các chị em hộ lý khỏe khoắn, xinh tươi và dịu dàng, thướt tha trong những tà áo dài tham gia Hội thi cắm hoa, văn nghệ do Bệnh viện tổ chức.
Ảnh: Nữ công nhân, hộ lý tham gia văn nghệ, cắm hoa tại Bệnh viện
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh hiện có gần 40 nữ hộ lý, công nhân. Lặng lẽ và khiêm nhường nhưng đội ngũ này đã và đang đóng góp không nhỏ trong việc cung ứng dịch vụ y tế tốt nhất đến người bệnh. Sự cống hiến thầm lặng của các chị em được Bệnh viện ghi nhận, biểu dương, nhiều cá nhân tiêu biểu được Giám đốc Sở Y tế tặng Giấy khen và vinh dự được nhận kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp sức khỏe nhân dân” của Bộ Y tế trao tặng. Nhân ngày Quốc tế phụ nữ 08/3 xin gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến toàn thể nữ nhân viên Bệnh viện nói chung và các chị em hộ lý nói riêng. Chúc các chị em vui khỏe, hạnh phúc và sống thật ý nghĩa trong từng công việc hàng ngày./.
Phạm Thị Thu Hà - Phòng CTXH