NHỮNG HỆ LỤY NGUY HIỂM KHI DÙNG KHÁNG SINH KHÔNG ĐÚNG CÁCH
Trong thực tế lâm sàng, khá nhiều bệnh nhân trước khi đi khám bệnh đã tự ý mua thuốc kháng sinh uống. Điều này dẫn đến bệnh không khỏi, và khó khăn trong việc chữa trị.
1. Uống thuốc kháng sinh sai cũng như uống thuốc độc
Khi bị bệnh, ai cũng muốn bệnh mau khỏi. Chính tâm lý này mà bệnh nhân tin rằng thuốc kháng sinh "mạnh" mới là thuốc tốt. Vì thế, một số bác sĩ hoặc nhà thuốc đã "chiều lòng" bệnh nhân kê đơn thuốc kháng sinh liều cao.
Chưa tính đến các trường hợp bệnh nhân truyền miệng cho nhau "bác sĩ A" giỏi, nhà thuốc B" bán thuốc tốt, nên kê thuốc mạnh, uống thuốc vào bệnh khỏi nhanh…
Tuy nhiên, kháng sinh uống sai cũng như uống độc dược. Khi dùng liều cao thì cũng sẽ tỷ lệ thuận với nguy cơ gặp tác dụng phụ nhiều hơn. Nhẹ thì ngứa ngáy khó chịu, nổi ban, nặng có thể bị sốc phản vệ dẫn đến tử vong…
1. Uống thuốc kháng sinh sai cũng như uống thuốc độc
Khi bị bệnh, ai cũng muốn bệnh mau khỏi. Chính tâm lý này mà bệnh nhân tin rằng thuốc kháng sinh "mạnh" mới là thuốc tốt. Vì thế, một số bác sĩ hoặc nhà thuốc đã "chiều lòng" bệnh nhân kê đơn thuốc kháng sinh liều cao.
Chưa tính đến các trường hợp bệnh nhân truyền miệng cho nhau "bác sĩ A" giỏi, nhà thuốc B" bán thuốc tốt, nên kê thuốc mạnh, uống thuốc vào bệnh khỏi nhanh…
Tuy nhiên, kháng sinh uống sai cũng như uống độc dược. Khi dùng liều cao thì cũng sẽ tỷ lệ thuận với nguy cơ gặp tác dụng phụ nhiều hơn. Nhẹ thì ngứa ngáy khó chịu, nổi ban, nặng có thể bị sốc phản vệ dẫn đến tử vong…
Lạm dụng kháng sinh sẽ gây ra những hệ lụy nguy hiểm …
2. Uống kháng sinh không đủ liều khiến vi khuẩn kháng thuốc
Trái ngược với sự lạm dụng kháng sinh, thì tâm lý chung dựa trên sự hiểu biết không đầy đủ của rất nhiều người bệnh thường là: "Thuốc tây có hại". Do đó thực tế lâm sàng cũng không ít bệnh nhân kể cả khi đã đi khám bệnh, được kê đơn đúng, nhưng lại chỉ uống thuốc đến khi các triệu chứng lui bớt bèn bỏ thuốc.
Kháng sinh có tác dụng tiêu diệt hoặc kìm khuẩn, nhưng phải được sử dụng đúng liều và đủ thời gian mới phát huy được tác dụng này. Nếu chỉ dùng kháng sinh đến khi triệu chứng bệnh giảm, dùng chưa đủ thời gian mà đã dừng thuốc, thì vi khuẩn lúc này có thể mới bị suy yếu, sẽ khỏe trở lại. Nguy hiểm hơn là chúng "rút ra kinh nghiệm" chống kháng sinh và sẽ tồn tại mạnh mẽ hơn. Từ đó dẫn đến hiện tượng kháng kháng sinh.
Vi khuẩn sẽ sản sinh ra thế hệ sau "gan lì" hơn và kháng sinh trước đó không còn tác dụng với chúng, phải chuyển sang loại mới, mạnh hơn. Và điều tệ hại là khi đã dùng kháng sinh "mạnh, liều cao" sẽ dẫn đến việc "nhờn" thuốc, thậm chí chỉ một vết loét nhỏ có thể giết chết bệnh nhân do vi khuẩn kháng thuốc.
Đó là lý do vì sao phải dùng kháng sinh đủ ngày, diệt tận gốc vi khuẩn. Các nhà khoa học đã tính toán tùy theo liều dùng mà kháng sinh cần phải uống đủ 7 đến 10 ngày, thậm chí ở một số bệnh có thể phải dùng tới 14 ngày.
3. Dùng kháng sinh theo đơn của người khác dẫn tới trị bệnh không thành
Đây cũng là hiện tượng phổ biến, bởi bệnh nhân hay tự "chẩn đoán" bệnh cho nhau kiểu: Bệnh này giống hệt bệnh của tôi, tôi chỉ dùng thuốc này vài ngày là đỡ. Không ít bệnh nhân vì lười đi khám bệnh, ngại xa, ngại đợi, ngại phiền, ngại tốn kém … nên sẵn sàng mua thuốc theo đơn của người khác về dùng.
Đây là sai lầm rất lớn và hệ lụy rất cao. Bởi mỗi người một bệnh không phải ai cũng giống ai dù có thể triệu chứng giống nhau hoặc gần giống nhau. Thậm chí ngay cả khi có thể là bệnh giống hệt nhau thì việc dùng kháng sinh trên mỗi cá thể bệnh nhân lại khác nhau.
Mỗi bệnh nhân khi được kê đơn thuốc, bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng sức khỏe hiện tại, các bệnh mắc kèm, quá khứ dùng thuốc … để đưa ra đơn thuốc phù hợp nhất. Bởi có thể cùng bệnh, nhưng thuốc này có thể dùng tốt với bệnh nhân A, nhưng lại gây hại cho bệnh nhân B.
4. Dùng lại thuốc của lần trước có thể gia tăng dị ứng có hại
Với tâm lý ngại đi khám bệnh và tiếc tiền thuốc, không ít các trường hợp bệnh nhân sử dụng lại thuốc của lần trước còn lại khi có triệu chứng bệnh giống nhau. Đây là một sai lầm lớn, bởi có thể bệnh lần sau dù có triệu chứng "giống" với lần trước nhưng chưa chắc đã phải cùng là một bệnh.
Thậm chí, ngay cả khi bệnh đó tái phát thì việc dùng thuốc của lần sau chưa chắc đã giống lần trước. Hơn nữa, thuốc của lần dùng trước có thể đã quá hạn hoặc bảo quản không tốt thì chất lượng thuốc có thể đã bị thay đổi.
Khi uống loại thuốc không còn bảo đảm, bệnh không được chữa khỏi mà các nguy cơ hại khác như: Dị ứng uống, ngộ độc thuốc… lại có thể gia tăng và gây nguy hiểm cho sức khỏe.
5. Tự ý đổi thuốc dẫn tới khó trị bệnh
Kháng sinh dù có mạnh đến đâu, cũng cần có thời gian nhất định để phát huy tác dụng. Nhiều bệnh nhân sau khi uống thuốc 1-2 ngày thấy bệnh chưa giảm đã sốt ruột muốn đổi thuốc ngay.
Nếu tự ý đổi thuốc có thể gây ra hậu quả nặng nề, bởi cơ thể phải uống nhiều loại kháng sinh khác nhau trong một thời gian ngắn sẽ rất mệt mỏi. Vi khuẩn gây bệnh cũng có nhiều loại, mỗi loại lại cần một loại kháng sinh khác nhau. Việc dùng kháng sinh sai chủng vi khuẩn vừa không điều trị được bệnh, còn khiến bệnh nặng hơn mà vi khuẩn cũng có điều kiện chống lại kháng sinh mạnh hơn
Nguồn: Bộ Y tế
Trái ngược với sự lạm dụng kháng sinh, thì tâm lý chung dựa trên sự hiểu biết không đầy đủ của rất nhiều người bệnh thường là: "Thuốc tây có hại". Do đó thực tế lâm sàng cũng không ít bệnh nhân kể cả khi đã đi khám bệnh, được kê đơn đúng, nhưng lại chỉ uống thuốc đến khi các triệu chứng lui bớt bèn bỏ thuốc.
Kháng sinh có tác dụng tiêu diệt hoặc kìm khuẩn, nhưng phải được sử dụng đúng liều và đủ thời gian mới phát huy được tác dụng này. Nếu chỉ dùng kháng sinh đến khi triệu chứng bệnh giảm, dùng chưa đủ thời gian mà đã dừng thuốc, thì vi khuẩn lúc này có thể mới bị suy yếu, sẽ khỏe trở lại. Nguy hiểm hơn là chúng "rút ra kinh nghiệm" chống kháng sinh và sẽ tồn tại mạnh mẽ hơn. Từ đó dẫn đến hiện tượng kháng kháng sinh.
Vi khuẩn sẽ sản sinh ra thế hệ sau "gan lì" hơn và kháng sinh trước đó không còn tác dụng với chúng, phải chuyển sang loại mới, mạnh hơn. Và điều tệ hại là khi đã dùng kháng sinh "mạnh, liều cao" sẽ dẫn đến việc "nhờn" thuốc, thậm chí chỉ một vết loét nhỏ có thể giết chết bệnh nhân do vi khuẩn kháng thuốc.
Đó là lý do vì sao phải dùng kháng sinh đủ ngày, diệt tận gốc vi khuẩn. Các nhà khoa học đã tính toán tùy theo liều dùng mà kháng sinh cần phải uống đủ 7 đến 10 ngày, thậm chí ở một số bệnh có thể phải dùng tới 14 ngày.
3. Dùng kháng sinh theo đơn của người khác dẫn tới trị bệnh không thành
Đây cũng là hiện tượng phổ biến, bởi bệnh nhân hay tự "chẩn đoán" bệnh cho nhau kiểu: Bệnh này giống hệt bệnh của tôi, tôi chỉ dùng thuốc này vài ngày là đỡ. Không ít bệnh nhân vì lười đi khám bệnh, ngại xa, ngại đợi, ngại phiền, ngại tốn kém … nên sẵn sàng mua thuốc theo đơn của người khác về dùng.
Đây là sai lầm rất lớn và hệ lụy rất cao. Bởi mỗi người một bệnh không phải ai cũng giống ai dù có thể triệu chứng giống nhau hoặc gần giống nhau. Thậm chí ngay cả khi có thể là bệnh giống hệt nhau thì việc dùng kháng sinh trên mỗi cá thể bệnh nhân lại khác nhau.
Mỗi bệnh nhân khi được kê đơn thuốc, bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng sức khỏe hiện tại, các bệnh mắc kèm, quá khứ dùng thuốc … để đưa ra đơn thuốc phù hợp nhất. Bởi có thể cùng bệnh, nhưng thuốc này có thể dùng tốt với bệnh nhân A, nhưng lại gây hại cho bệnh nhân B.
4. Dùng lại thuốc của lần trước có thể gia tăng dị ứng có hại
Với tâm lý ngại đi khám bệnh và tiếc tiền thuốc, không ít các trường hợp bệnh nhân sử dụng lại thuốc của lần trước còn lại khi có triệu chứng bệnh giống nhau. Đây là một sai lầm lớn, bởi có thể bệnh lần sau dù có triệu chứng "giống" với lần trước nhưng chưa chắc đã phải cùng là một bệnh.
Thậm chí, ngay cả khi bệnh đó tái phát thì việc dùng thuốc của lần sau chưa chắc đã giống lần trước. Hơn nữa, thuốc của lần dùng trước có thể đã quá hạn hoặc bảo quản không tốt thì chất lượng thuốc có thể đã bị thay đổi.
Khi uống loại thuốc không còn bảo đảm, bệnh không được chữa khỏi mà các nguy cơ hại khác như: Dị ứng uống, ngộ độc thuốc… lại có thể gia tăng và gây nguy hiểm cho sức khỏe.
5. Tự ý đổi thuốc dẫn tới khó trị bệnh
Kháng sinh dù có mạnh đến đâu, cũng cần có thời gian nhất định để phát huy tác dụng. Nhiều bệnh nhân sau khi uống thuốc 1-2 ngày thấy bệnh chưa giảm đã sốt ruột muốn đổi thuốc ngay.
Nếu tự ý đổi thuốc có thể gây ra hậu quả nặng nề, bởi cơ thể phải uống nhiều loại kháng sinh khác nhau trong một thời gian ngắn sẽ rất mệt mỏi. Vi khuẩn gây bệnh cũng có nhiều loại, mỗi loại lại cần một loại kháng sinh khác nhau. Việc dùng kháng sinh sai chủng vi khuẩn vừa không điều trị được bệnh, còn khiến bệnh nặng hơn mà vi khuẩn cũng có điều kiện chống lại kháng sinh mạnh hơn
Nguồn: Bộ Y tế
Phạm Thị Thu Hà - Phòng CTXH