Hãy thường xuyên sử dụng muối và các chế phẩm có I-ốt để phòng bệnh, bảo vệ sức khỏe
Trong các loại khoáng chất mà con người cần bổ sung cho cơ thể, muối I-ốt giữ vai trò quan trọng để phòng bệnh, bảo vệ sức khỏe. Song, lợi ích do muối I-ốt đem lại đôi lúc còn chưa được nhận thức đúng đắn, dẫn tới tình trạng nhiều người không được cung cấp I-ốt đầy đủ. Thiếu muối I-ốt dễ dẫn tới nhiều nguy cơ đối với sức khỏe cho mọi lứa tuổi, đặc biệt là với trẻ nhỏ.
I-ốt là một loại vi chất dinh dưỡng mà cơ thể cần được cung cấp mỗi ngày. I-ốt duy trì quá trình trao đổi năng lượng của cơ thể và sinh ra nhiệt, góp phần quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của cơ thể. Tuyến giáp đóng vai trò quyết định đến quá trình sinh trưởng của hệ xương, giới tính, cơ và chiều cao của trẻ trong giai đoạn phát triển. Việc thiếu I-ốt sẽ làm giảm lượng hoóc-môn tuyến giáp tiết ra, gây tổn thương cho các hoạt động cơ bản để duy trì sự sống, đồng thời cũng làm suy giảm chức năng bình thường của các cơ quan. Thiếu hụt hoóc môn tuyến giáp sẽ khiến cơ thể phát triển không bình thường, đặc biệt là với trẻ nhỏ đang trong giai đoạn phát triển để hoàn thiện toàn diện cơ thể. Ngoài ra, i-ốt còn hỗ trợ phát triển trí não. Trẻ sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về não bộ và trí nhớ nếu không được cung cấp i-ốt đầy đủ trong quá trình phát triển. Thiếu hụt I-ốt là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh bướu cổ.
Tại Đông Nam Á, có khoảng 175 triệu người bướu cổ, chiếm 16,7% tổng số người bị bướu cổ của thế giới. Việt Nam là nước nằm trong khu vực thiếu i-ốt. Công tác phòng chống các rối loạn do thiếu hụt i-ốt ở Việt Nam đã triển khai thực hiện trên toàn quốc từ năm 1994, với biện pháp bao phủ muối i-ốt toàn dân, muối i-ốt được sử dụng thay muối thường, cung cấp đủ lượng i-ốt cần thiết đưa vào cơ thể hàng ngày.
Năm 2005, nước ta đã hoàn thành mục tiêu thanh toán tình trạng thiếu hụt Iốt. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian vài năm trở lại đây, theo báo cáo của Mạng lưới I-ốt toàn cầu, Việt Nam đang nằm trong số 19 nước trên thế giới có tình trạng thiếu I-ốt nhiều nhất trên thế giới. Đây quả thực là một vấn đề nghiêm trọng, nếu không được khắc phục kịp thời sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng và lâu dài.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, mỗi ngày chúng ta cần khoảng 150mcg I-ốt (mcg (micrô gram) = 1/triệu gram); trẻ em cần dùng ít hơn trong khi phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú thì cần nhiều hơn (khoảng 200mcg).
I-ốt là một loại vi chất dinh dưỡng mà cơ thể cần được cung cấp mỗi ngày. I-ốt duy trì quá trình trao đổi năng lượng của cơ thể và sinh ra nhiệt, góp phần quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của cơ thể. Tuyến giáp đóng vai trò quyết định đến quá trình sinh trưởng của hệ xương, giới tính, cơ và chiều cao của trẻ trong giai đoạn phát triển. Việc thiếu I-ốt sẽ làm giảm lượng hoóc-môn tuyến giáp tiết ra, gây tổn thương cho các hoạt động cơ bản để duy trì sự sống, đồng thời cũng làm suy giảm chức năng bình thường của các cơ quan. Thiếu hụt hoóc môn tuyến giáp sẽ khiến cơ thể phát triển không bình thường, đặc biệt là với trẻ nhỏ đang trong giai đoạn phát triển để hoàn thiện toàn diện cơ thể. Ngoài ra, i-ốt còn hỗ trợ phát triển trí não. Trẻ sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về não bộ và trí nhớ nếu không được cung cấp i-ốt đầy đủ trong quá trình phát triển. Thiếu hụt I-ốt là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh bướu cổ.
Tại Đông Nam Á, có khoảng 175 triệu người bướu cổ, chiếm 16,7% tổng số người bị bướu cổ của thế giới. Việt Nam là nước nằm trong khu vực thiếu i-ốt. Công tác phòng chống các rối loạn do thiếu hụt i-ốt ở Việt Nam đã triển khai thực hiện trên toàn quốc từ năm 1994, với biện pháp bao phủ muối i-ốt toàn dân, muối i-ốt được sử dụng thay muối thường, cung cấp đủ lượng i-ốt cần thiết đưa vào cơ thể hàng ngày.
Năm 2005, nước ta đã hoàn thành mục tiêu thanh toán tình trạng thiếu hụt Iốt. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian vài năm trở lại đây, theo báo cáo của Mạng lưới I-ốt toàn cầu, Việt Nam đang nằm trong số 19 nước trên thế giới có tình trạng thiếu I-ốt nhiều nhất trên thế giới. Đây quả thực là một vấn đề nghiêm trọng, nếu không được khắc phục kịp thời sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng và lâu dài.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, mỗi ngày chúng ta cần khoảng 150mcg I-ốt (mcg (micrô gram) = 1/triệu gram); trẻ em cần dùng ít hơn trong khi phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú thì cần nhiều hơn (khoảng 200mcg).
Số lượng này bằng khoảng 5-8g muối đã trộn sẵn. Thường xuyên sử dụng muối và các chế phẩm có I-ốt là biện pháp cơ bản để phòng chống các chứng rối loạn do thiếu hụt I-ốt. Một số thực phẩm có thể kể đến như cá biển, các loại động vật vỏ cứng ở biển, tảo tía, cải thảo, trứng gà, muối ăn có I-ốt, nước mắm I-ốt, rau cần, … là những lựa chọn đơn giản, không quá đắt đỏ để bảo đảm nguồn cũng cấp I-ốt cần thiết cho cơ thể.
Hưởng ứng Ngày toàn dân mua và sử dụng muối i-ốt năm nay, ngành y tế đã tập trung xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện đợt truyền thông cao điểm trong cộng đồng nhằm huy động sự vào cuộc của các cấp ủy, chính quyền, quan tâm chỉ đạo sát sao và thực hiện hiệu quả các hoạt động nhằm duy trì bền vững các mục tiêu chương trình phòng chống rối loạn do thiếu hụt i-ốt trong thời gian tới.
Bổ sung muối I-ốt trong bữa ăn là một việc làm đơn giản nhưng đem lại nhiều tác động tích cực tới sức khỏe thành viên trong gia đình, đặc biệt là với trẻ nhỏ - thế hệ tương lai của đất nước. Bổ sung I-ốt – hành động nhỏ, ý nghĩa lớn, vì sức khỏe và vì cộng đồng.
T/g: Vũ Thị Quỳnh – Trung tâm ĐT&CĐT
Công Nghệ Thông Tin